5 SAI LẦM KHI THÁI THỊT RẤT NHIỀU NGƯỜI MẮC

Thái thịt là việc làm tưởng chừng như đơn giản, nhưng đến khi thực hiện sai, bạn mới nhận ra là nó có thể ảnh hưởng đến món ăn thế nào. Sau đây là 5 sai làm nhiều người mắc phải khi thái thịt:

1. Thái thịt không theo đúng thớ

Các chuyên gia nấu ăn Hoa Kỳ đã thử nghiệm với máy phân tích kết cấu và thấy rằng khi xắt thịt ngang thớ thì hầu như có rất ít khác biệt giữa thịt thăn và thịt bụng hông của con bò. Từ đó họ đưa ra lời khuyên là bạn chỉ cần mua thịt hông về và thái đúng thớ thì vẫn ngon không kém khi bỏ nhiều tiền hơn để mua thịt thăn.

Khi nấu nướng, các bà nội trợ không mấy quan tâm tới đến thớ (hướng sắp hàng của các sợi cơ thịt) và đó là nguyên nhân khiến miếng thịt dai ngoằng, mất ngon cũng như tiêu tốn thời gian nấu. Đôi khi chỉ vì thái không đúng thớ mà còn làm hỏng cả món ăn.

Trước tiên cần lưu ý, với cả thịt lợn, hay thịt bò thì thớ thịt ở hông, ba chỉ dễ nhận ra hơn thớ ở thịt thăn nội. Bạn chỉ cần nhìn sợi thịt và cắt ngang thớ, tức cắt cho các sợi thịt ngắn lại, phá vỡ các mô liên kết của chúng thì sẽ dễ ăn hơn. Cụ thể hơn với thịt lợn, nên thái chéo miếng thịt cho ngang thớ. Với miếng thịt còn dính cả da, bạn có thể thái theo cách quay đầu nạc về phía mình hoặc úp thịt xuống thớt, phần da lên trên.

Với mỗi món ăn khác nhau thì cách thái cũng khác nhau, nên thái vuông con chì với món kho tàu, mỏng to bản với món xào và càng mỏng càng tốt với món thịt luộc.

Với thịt bò hãy đặt con dao nghiêng, thái ngang cho các miếng thịt bản to và mỏng. Riêng thịt gà, vịt bạn hãy chặt dọc sợi thịt để miếng thịt không bị vỡ nát.

Hướng phần thịt nạc vào người bạn hoặc úp mặt thịt xuống thớt, da, mỡ lên trên để dễ thái hơn. Ảnh: Foodcooking.

2. Thái thịt ngay sau khi mua về

Hầu hết mọi người thái thịt luôn khi mua về mà không để ý cách này khiến chúng ta khó thái và miếng thịt không được thẩm mỹ. Ví dụ bạn muốn làm món thịt ba chỉ cuộn nấm, yêu cầu dải thịt phải mỏng, dài. Tuy nhiên nếu thái trực tiếp sẽ khó đạt được yêu cầu này.

Mẹo đơn giản là hãy đông lạnh miếng thịt cần sơ chế để thái lát được dễ dàng hơn. Phần nước bên trong miếng thịt khi đông thành đá sẽ giúp cho nó cứng lại. Hãy nhớ rằng bề mặt miếng thịt chỉ nên đủ mềm để thái lát chứ không nên đông cứng hoàn toàn.

3. Thái thịt ngay sau khi vừa nấu chín

Thịt mới luộc đang còn nóng, nước bên trong chưa thoát ra ngoài và nếu chặt thái luôn sẽ dễ bị nát, thớ thịt không đẹp. Tốt nhất, với thịt lợn hãy để nó nghỉ khoảng 10 phút. Với gà luộc cần phải để 30 phút trở lên. Lúc nào nước đã thoát ra, miếng thịt cũng săn chắc lại.

Thịt bò nên thái ngang thớ để dễ ăn. Ảnh: Foodnetwork.

4. Không dùng đúng loại dao để thái

Nhiều người không chú ý đến các loại dao dùng trong nhà bếp, mà tùy tiện dùng loại dao để băm chặt cho thái, gọt hoặc ngược lại dùng dao thái để băm chặt. Trong nhà bếp bạn hãy sắm ít nhất các loại dao cơ bản như: dao phay (dày, nặng, to), dao thái (mỏng), dao gọt (nhỏ, gọn), một con dao đa năng. Ngoài ra bạn có thể trang bị thêm các loại dao khắc, dao lọc… Một số bà nội trợ thậm chí còn đầu tư một con dao chuyên để thái thịt bò để giúp miếng thịt mỏng, to bản và mềm nhất.

Muốn món ăn được đẹp mắt, cần một con dao thặt sắc để thái nhưng một số người không mấy chú ý mài dao trước khi thái. Đôi khi vì thế mà thịt thái ra bị in vết răng cưa, người thái phải dùng sức quá nhiều. Nên nhớ một trong các bí quyết cho các món thịt ngon là luôn có một con dao thật sắc.

5. Không dùng đúng loại thớt

Ngoài dao thì nhiều người cũng không chú ý đến thớt. Khi thái thịt, bạn có thể dùng một cái thớt mỏng, nhẹ được nhưng khi băm chặt bắt buộc phải có một cái thớt to nặng. Độ nặng của thớt sẽ giúp miếng thịt được đẹp mắt, trông dứt khoát, tránh tình trạng phải chặt 2-3 lần.

Nên có 3 cái thớt cho các mục đích khác nhau trong nhà bếp. Một cái dùng để thái đồ sống, một cho đồ chín và một để thái rau quả. Thớt được chứng minh bẩn gấp nhiều lần bồn cầu. Bạn nên rửa sạch mỗi khi chế biến và thường xuyên tẩy trùng cho nó. Thay thớt theo khuyến cáo từ 3 đến 6 tháng.

Bảo Nhiên (VnExpress.net)

Cách làm CÀ TÍM BUNG ĐẬU THỊT

 

CÀ TÍM BUNG là món ăn giản dị và ngon lành với nguyên liệu chính là cà tím, điểm thêm hương vị mắm tôm kích thích và tía tô thơm tho. Đây cũng là một món ăn bổ dưỡng với nhiều tác dụng cho cơ thể như thanh nhiệt, lợi tiểu…

Nguyên liệu cho món CÀ TÍM BUNG ĐẬU PHỤ THỊT HEO ngon :

– Thịt ba rọi: 2 lạng

– 3 trái cà tím (cà dái dê)

– 1 miếng đậu hũ

– 2 trái cà chua

– 1 củ tỏi băm nhỏ

– Rau tía tô: 1 bó

– Nửa lít nước dùng nấu từ xương (xương gà là ngon nhất)

– Mắm tôm, gia vị các thứ

Cách làm món ngon CÀ TÍM BUNG ĐẬU HŨ :

– Bước 1: Thịt ba chỉ mua về làm sạch, thái miếng vừa ăn. Bắc nồi cho vào 2 thìa dầu ăn rồi cho tỏi băm vào phi vàng thơm, cho thịt đã thái vào xào săn mặt rồi nêm 1 muỗng mắm tôm đảo đều cho ngấm. Châm nước dùng vào nấu sôi khoảng 10-15 phút cho thịt chín mềm.– Bước 2: Trong khi chờ thịt chín thì xắt lát nhỏ cà chua. Bắc cái chảo cho ít dầu ăn và tỏi băm vào phi thơm rồi cho cà chua vào xào sơ, nêm mắm, muối, đường cho vừa miệng rồi tắt bếp, trút ra ngoài.– Bước 3: Đậu hũ xắt miếng vừa ăn. Chiên sơ cho hơi vàng mặt. Cà tím rửa sạch thái miếng vừa ăn. Tía tô rửa sạch thái nhỏ.– Bước 4: Thịt chín mềm thì trút cà chua đã xào ban nãy cùng cà tím, đậu phụ rán vào nấu sôi, nấu tới khi cà chín thì thêm lá tía tô vào, nêm nếm lại lần cuối trước khi tắt bếp.Ăn nóng với cơm hoặc bún.

 

Cách làm GÀ NẤU ĐẬU ngon mềm khó cưỡng

Gà nấu đậu là món ăn được nhiều người yêu thích vì hương vị đậm đà và kết cấu mềm ngon của nó. Sau đây là hướng dẫn cách làm gà nấu đậu đơn giản giúp bạn mang lại một món ăn hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.
 
 

– Gà: con độ 1,5 ký– Đậu Hòa Lan

– 1/2 chén Sốt cà chua (tự làm bằng cách nấu nhừ nhuyễn cà chua), 3 củ khoai tây, 1 củ hành tây, 1 củ cà rốt, 1 quả dừa

– Gia vị: dầu vừng, hành, tỏi, tiêu, mì chính, muối, đường, bột năng.

Bước 1:
Gà làm sạch chặt miếng vừa ăn rồi ướp với hành tỏi băm + 1/2 mcf tiêu + 1/2 mcf muối + 2 mcf đường + 2mcf mì chính + 2mcf dầu vừng trong 30 phút.Ướp xong bắc chảo dầu nóng cho gà vào chiên vàng đều.

Bước 2:
Hành tây xẻ múi cau, khoai tây và cà rốt gọt vỏ cắt miếng vừa ăn. Bắc chảo cho 3 loại nguyên liệu này chiên sơ.
Đậu Hà Lan luộc sơ qua.
Bước 3:Bắc nồi cho chút dầu rồi phi hành tỏi cho thơm, tiếp đó cho sốt cà chua vào đảo đều rồi cho thịt gà vào đảo cùng cho ngấm.


Bước 4:

Tiếp đến cho nước dừa xiêm vào nồi, nấu cho sôi, gà hơi mềm thì trút khoai tây, cà rốt vào nêm nếm cho vừa ăn.


Bước 5:

Gà mềm đủ ăn thì cho đậu hà lan và hành tây vào. Lấy bột năng hòa với nước cho tan rồi đợi khi đậu mềm thì trút bột năng vào nồi nấu, quậy cho nước sánh lại sền sệt vừa ý là được.

Ăn nóng với cơm hoặc bánh mì.

Theo Bambou / cách nấu món ăn ngon.

 

Cách làm món CHẢ TÔM VIÊN CHIÊN đẹp mắt ngon miệng

Các món viên chiên thường có sức hấp dẫn nhờ vào kết cấu dai chắc, hương vị thơm ngon và còn đẹp mắt, tiện lợi. Sau đây là công thức CHẢ TÔM VIÊN CHIÊN sẽ bổ sung vào thực đơn gia đình bạn một món ăn khiến cả nhà ai cũng thích.

 

Nguyên liệu làm món ngon CHẢ TÔM VIÊN CHIÊN:

– 3 LẠNG TÔM TƯƠI

– 1/2 củ cà rốt, mẩu gừng

– 2 muỗng cafe bột bắp

– Bột chiên giòn

– Tiêu, gia vị

 

Cách làm CHẢ TÔM VIÊN CHIÊN ngon mắt ngon miệng:

Bước 1: Tôm mua về rửa sạch, bóc vỏ bỏ chỉ đen, xay hoặc giã nhuyễn.

Bước 2: Cà rốt, hành lá, gừng rửa sạch băm nhỏ

Bước 3: Trộn tôm nhuyễn với bột ngô cho thật đều

Bước 4: Cho tiếp cà rốt, hành và gừng vào hỗn hợp tôm trộn đều. Nêm gia vị vừa ăn. Vo lại thành viên nhỏ.

Bước 5: Bắc chảo dầu nóng cho từng viên tôm vào chiên đều các mặt (nếu được nên chiên ngập dầu)

Dọn ra dĩa. Ăn kèm tương ớt, tương cà hoặc sốt xí muội.

Bảo Tọa (cách làm món ăn ngon)

Cách làm món SƯỜN RÁN SỐT CHUA CAY thích mắt ngon miệng

Sườn làm được nhiều món ngon, trong đó sườn tẩm bột là một kiểu chế biến được nhiều người ưa thích. Hãy cùng vnngon trổ tài làm món SƯỜN TẨM BỘT RÁN CHUA CAY để mang đến cho người thân một bữa ăn thú vị và ai cũng mãn nguyện.

Nguyên liệu làm món ngon sườn tẩm bột rán chua cay:

  • 5 lạng sườn non
  • 2 trái cà chua
  • 1-2 trái ớt Đà Lạt (2 màu cho đẹp)
  • 1/4 trái thơm
  • 1/2 củ hành tây
  • 4 cây hành lá
  • Bột năng, bột chiên giòn, giấm gạo, tương ớt, tỏi băm, tiêu, đường, dầu ăn.

 

 

 

Các bước thực hiện cách làm món sườn tẩm bột rán sốt chua cay

  • Bước 1: sơ chế

Sườn non mua về làm sạch, chặt miếng vừa ăn, để cho ráo nước.

Cà chua, dứa, hành tây làm sạch rồi xắt hạt lựu 1cm. Ớt Đà Lạt xắt lát vừa ăn.

Hành lá rửa sạch cắt khúc ngắn.

Bột năng pha với tí nước cho loãng.

 

  • Bước 2: Rán sườn

Bắc chảo dầu làm nóng. Sườn tẩm qua bột chiên giòn rồi cho vào chảo chiên chín vàng đều, vớt ra để ráo dầu

  • Bước 3: sốt: lấy cái chén cho vào hỗn hợp: 1/2 chén nước + 1 muỗng nước mắm + 1 muỗng dấm gạo + 1 muỗng đường + 1 muỗng tương ớt.

Bắc chảo nhỏ cho ít tỏi vào phi thơm rồi cho cà chua, thơm, hành tây đã thái hạt lựu và ớt Đà Lạt vào xào, tiếp đến trút hỗn hợp vừa pha ở bước trên vào xào chung 2 phút cho nguyên liệu chín mềm, thêm bột năng pha loãng vào, khuấy đều rồi mới trút sườn chiên bột vào đảo cho đều, nước sốt sánh lại sền sệt là ngon. Tắt bếp. Rắc tiêu trước khi ăn.

 

Vậy là xong món ăn ngon sườn tẩm bột rán sốt chua cay. Chúc các bạn thành công!

Bảo Tọa. (cách làm món ăn ngon)

Cách làm CHẢ BẮP SỐT CAY ai ăn cũng thích

CHẢ BẮP SỐT CAY là món ăn đơn giản nhưng rất hấp dẫn nhờ sự phối hợp của tôm đất, thịt gà và bắp Mỹ (ngô ngọt). Món ăn này không chỉ hấp dẫn với các em nhỏ (nên chỉnh lại lượng ớt) mà còn làm cho người lớn ăn không ngừng đũa.
 

Nguyên liệu làm chả bắp sốt cay ngon:

3 lạng tôm đất; 1 lạng thịt gà công nghiệp; 1 trái ngô ngọt (bắp vàng, bắp Mỹ); Hành ngò, lá húng quế; Tương ớt, tương cà, vừng rang; Tiêu, dầu ăn; 1 thìa hành tỏi băm; Bột chiên giòn; Hạt nêm.

Cách làm CHẢ BẮP SỐT CAY:

– Tôm đất mua về làm sạch, lột vỏ, băm nhỏ. Thịt gà băm hoặc xay vụn. Ngô ngọt bào mỏng, hành ngò, rau quế cắt nhỏ.

– Trộn đều các nguyên liệu tôm, thịt gà, ngô ngọt, hành, ngò, nêm 1/3 thìa tiêu và nửa thìa hạt nêm.

– Bắc chảo dầu nóng. Vo chả thành từng viên tròn rồi ấn dẹt dày khoảng nửa cm. Tẩm qua một lớp bột chiên giòn. Cho vào chảo chiên chín vàng đều.
– Bắc chảo nhỏ. Cho hành tỏi thái lát và chút dầu vào phi thơm, cho thêm 2 thìa tương ớt, 2 thía tương cà, lá quế thái nhỏ, đảo cho trộn đều rồi cho chả bắp vào đảo cho bám vào chả. Tắt bếp.
– Cho chả bắp ra đĩa, rắc vừng rang, ăn nóng với cơm.

Mách nhỏ:

– Chọn ngô ngọt còn non sẽ dẻo ngon hơn.

– Quết chả bắp mịn kĩ để chả được dai

 

Cách làm BÒ BÍA MẶN

Bò bía là món ăn vặt hấp dẫn trên nhiều quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam, nhất là khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn. Món này có gốc Triều Châu – Phúc Kiến, trông có vẻ giống với gỏi cuốn Việt Nam nhưng về nguyên liệu và cách thưởng thức thì có nhiều sự khác biệt.

Thông thường có hai loại bò bía là bò bía mặn và bò bía ngọt, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn làm món bò bía mặn ngon:

Nguyên liệu làm bò bía mặn:

  • – Tôm khô loại nhỏ: 45-60g
  • – 2,2 lạng củ đậu lột vỏ xắt sợi
  • – 1 củ cà rốt nhỏ gọt vỏ xắt sợi
  • – 2 quả trứng vịt
  • – 3 cây lạp xưởng
  • – 10g muối, 2-3 cây xà lách, rau thơm, bánh tráng (bánh đa nem)

Làm nước chấm bò bía:

  • – 1 tép tỏi băm + 2,5ml dầu ăn + 30ml sốt hosin + 30ml nước + 5g đường + đậu phộng rang giã nhuyễn + ớt băm ( hay tương ớt )

Cách làm bò bía mặn món ngon Sài Gòn:

Bước 1: Sơ chế

– Tôm khô ngâm nước ấm 2h.

– Cho củ đậu và cá rốt vào nồi cùng chút muối và 1 chén nước, vặn nhỏ lửa nấu sôi 15 phút cho hai thứ rau này hơi mềm.

– Hai quả trứng đánh đều rồi tráng mỏng, sau đó cuộn lại xắt sợi nhỏ.

Lạp xưởng xắt lát mỏng xéo rồi đem rán chín tới (không để teo).

– Rửa sạch rau các thứ.

Cuộn bò bía:

– Trải bánh tráng ra mặt phẳng, thấm nướng vào tay rồi bôi lên bánh tráng cho mềm, sau đó xếp cà rốt, củ đậu ,trứng, xà lách, lạp xưởng, tôm khô lên rồi cuộn lại.

Cuộn nhanh tay cho hết nguyên liệu. Món này ăn khi còn hơi ấm sẽ ngon hơn.

Bước 2: Cách nước chấm bò bía

– Bắc chảo cho ít dầu rồi cho tỏi băm vào phi vàng thơm.

– Trộn hoisin với đường và nước trong chén. Tỏi phi xong thì đổ hỗn hợp trong chén hoisin vào chảo nấu tới khi vừa sôi thì tắt bếp. Trút ra bát, rắc đậu phộng rang và ớt băm lên.

– Khi ăn chấm bò bía vào nước sốt.

theo HungryHuy (cách làm bò bía ngon)

Cách làm MỀ GÀ TRỘN CAY, món ngon dễ làm

Mề gà có vị ngọt, sần sật, mùi là lạ được nhiều người ưa thích. Mề gà trộn cay là món ăn rất hấp dẫn ngon miệng nhưng lại đơn giản trong cách chế biến. Đây là món ăn với cơm rất ngon nhưng cũng là món nhậu khoái khẩu cho các bữa tiệc nhỏ.

Nguyên liệu làm MỀ GÀ TRỘN CAY:

– Mề gà (hoặc vịt): 5 lạng
– Lục giác hồi hương (hoa hồi): 2 cái
– Tiêu sọ
– Gừng tươi: 4 lát
– Bạch chỉ: vài lát
– Rượu gạo: 1 muỗng canh
– Xì dầu: 3 muỗng canh
– Mè rang vàng: 1 nắm
– Dầu ớt: 1 muỗng canh
– Muối: 1/2 muỗng cafe
– Ngò tươi

*** Các nguyên liệu có tên lạ bạn ra hàng gia vị hỏi hoặc tiệm thuốc Đông Y nào cũng có.

Cách làm món ngon mề gà trộn cay:

Mề gà làm sạch, bốc một nắm muối bóp cho kĩ với mề rồi rửa lại nước cho sạch muối và chất bẩn, làm 2 lần cho sạch. Hoặc bạn cũng có thể bóp mề gà với dấm trắng vài phút.

Bắc nồi nước cho vài lát gừng tươi, nấu sôi rồi cho 1 muỗng canh rượu gạo, rồi cho mề gà vào luộc chín tới. Mề gà chín tới thì vớt ra để ráo.

Bắc nồi nấu sôi 300ml nước, cho vào lục giác hồi hương, bạch chỉ, tiêu sọ, xì dầu, muối, đợi nước sôi lại thì thả mề đã luộc chín tới ban nãy vào, vặn lửa nhỏ, luộc tiếp 30 phút rồi vớt ra để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 24 giờ.

Sau đó lấy ra, thái nhỏ, trộn với dầu ớt, mè rang và ngò tươi thái nhỏ.

Bảo Tọa (cách làm món nhậu ngon)

PHẢI CẨN THẬN VỚI 5 BỘ PHẬN NÀY CỦA LỢN

Thịt lợn được xếp vào loại lành tính nhất trong các loại thịt gia súc, tuy vậy không phải lúc nào chúng cũng an toàn. Đối với những bộ phận sau đây của lợn, bạn cần phải cân nhắc cẩn thận khi nấu cũng như khi thưởng thức, vì chúng có thể mang lại những bệnh nguy hiểm:

1. Óc heo

Trong 100 g óc lợn có khoảng 2.500 mg cholesterol, gấp 8 lần lượng cần thiết của mỗi người hàng ngày. Như vậy, thay vì làm con người khôn ngoan hơn như quan niệm ăn óc bổ óc, nó làm chúng ta trì trệ đi vì béo phì, tim mạch, rối loạn mỡ máu.

Chất đạm trong óc heo chỉ có 9g/100g, quá thấp so với các thành phần khác của heo.

2. Gan heo

Gan là loại nội tạng chứa nhiều chất bổ nhưng đồng thời nó cũng tập trung nhiều độc chất bao gồm cặn bã, mầm bệnh và độc tố do nhiệm vụ chính của nó là lọc chất độc khỏi động vật. Trong gan cũng có thể chứa nhiều sán và virus gây bệnh nguy hiểm.

Bởi vậy khi mua gan, bạn cần lựa kĩ. Nên chọn gan có màu tươi, không đốm trắng hay dấu hiệu bất thường. Trước khi nấu cần ngâm gan 30 phút trong sữa tươi để khử hôi và tẩy độc tố.

3. Chân móng giò lợn

Món khoái khẩu này tuy chứa rất nhiều chất bổ dưỡng như protein, keo protit, calci, sắt, sinh tố A, B, C, nhưng đồng thời nó cũng chứa nhiều chất béo, không hề tốt nếu bạn ăn nhiều, nhất là người bị cholesterol cao càng nên tránh món ăn này.

Lòng già, lòng non

Không chỉ dễ nhiễm bẩn, phần lòng này còn chứa nhiều Cholesterol có thể gây hại tim mạch, tiểu đường, tăng mỡ máu và rối loạn chuyển hóa. Bên cạnh đó trong ruột lợn có coli, các vi khuẩn gây tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn… nếu không được nấu chín kĩ.

Ăn nhiều nội tạng lợn cũng bị coi là nguyên nhân đưa đến các bệnh nguy hiểm như viêm tụy cấp, gout, gan nhiễm mỡ và béo phì.

Tiết canh

Tiết canh ngày nay đã trở thành một món nguy hiểm gây ra cái chết của nhiều người. Tại Việt Nam, có tới hơn 70% người mắc liên cầu khuẩn lợn – một bệnh gây đau đớn nguy hiểm – do ăn phải lòng lợn tiết canh nhiễm khuẩn. Khi bị nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có triệu chứng viêm não, ra máu, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp, tỉ lệ không qua khỏi là 7%.

Vì vậy nếu ăn tiết, phải nấu chín chứ không ăn sống dạng tiết canh.

Theo Mimi (Ngôi sao)

Cách nấu món ĐÙI GÀ SỐT TERIYAKI

Bạn có thể làm món đùi gà sốt kiểu Nhật với những nguyên liệu cơ bản dễ tìm. 

Nguyên liệu làm đùi gà sốt kiểu Nhật:

– Đùi gà: 5-6 cái
– Gừng: 1 nhánh nhỏ, tỏi: 4 tép, mè rang
– Xì dầu: 2 thìa súp
– Nước ép từ quả dứa: 2 thìa súp
– Đường nâu: 1 thìa súp
– Rượu gạo: 3 thìa cafe
– Dầu mè: 1 thìa cafe

Cách làm đùi gà sốt teriyaki:

Bước 1:

– Gà làm sạch rồi thấm ráo nước, lóc da ra bỏ đi.

Bước 2:

– Cho gà lên chảo (không dầu ăn)

Bước 3:

– Gừng tỏi lột vỏ băm vụn

Bước 4:

– Xì dầu pha đường, rượu gạo, dầu mè, tỏi, gừng, nước ép từ quả dứa, trộn cho đều.

 

Bước 5:

– Rưới hỗn hợp vừa trộn lên thịt gà trong chảo.

Bước 6:

– Lấy tờ giấy bạc đậy kín mặt chảo, vặn lửa vừa nấu gà khoảng 8 phút thì vặn nhỏ lửa.

 

Bước 7:

– Nhớ trở đùi gà cho chín đều.

Bước 8:

– Nấu nhỏ lửa tới khi sốt sệt lại, gà chín và ngấm.

Bước 9:

– Rắc mè rang lên đều các miếng gà. Ăn nóng.

Tú Độ (theo BeyondKimchee)