Cách làm TAI HEO XÀO SẢ ỚT

Tai heo xào sả ớt sẽ là món ăn chơi cũng như món ăn cơm hấp dẫn cho gia đình bạn.

Nguyên liệu làm tai heo xào sả ớt:

– Tai heo: 3 cái

– 1 cây sả đập dập, 1 thìa súp rượu mai quế lộ (hoặc dùng rượu nấu ăn bình thường), 1 thìa súp dầu hào, 1 thìa nhỏ nước mắm.

– Tỏi: 2 tép băm nhỏ, 1 nhánh sả băm cho nhỏ, 1 trái ớt sừng bỏ hạt băm nhỏ, vài lát gừng, 1 thìa nhỏ hạt nêm, 1 thìa súp nước tương, 1/3 thìa nhỏ muối, 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ tương đen.

Cách làm món tai heo xào sả ớt:

Bước 1: Tai heo cạo rửa sạch, xả lại nước lạnh cho thật sạch.

Bước 2: 1,5l nước lạnh hòa cùng rượu, sả, muối, nước tương, gừng, tương đen rồi cho lên bếp nấu sôi 5 phút, sau đó cho tai lợn vào luộc 20 p-25p rồi vớt ra dĩa, chờ nguội thái sợi vừa ăn.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào rồi cho sả, tỏi , ớt băm phi thơm.

Rồi cho tai heo thái sợi vào đảo săn. Nêm nếm gia vị vừa miệng. Tai heo chín săn thì tắt bếp.

Ăn nóng kèm dưa leo, xà lách.


Theo Lâm Anh Đào (Khám phá)

Cách làm HÀNH TÂY MUỐI CHUA món lạ giải ngấy

Khi ăn những món béo bở, dầu mỡ, việc kèm theo món muối chua như hành tây muối chua là rất hiệu quả để tăng khẩu vị và giải ngáy.

Nguyên liệu làm hành tây muối chua:

– Hành tây: 1 ký

– Nước lọc: 1 lít

– Muối trắng: 1 muỗng súp

– Đường: 1 muỗng súp

– Dấm: 1 muỗng súp (nếu muốn chua nhanh thì tăng thành 2 muỗng)

 

Cách làm hành tây muối chua:

Bước 1: Hành tây bổ múi cau dày chừng 1cm, không tách múi. Hòa tan hỗn hợp gồm muối, dấm, đường và nước lọc.

Bước 2: Xếp hành vào chai thủy tinh rồi cho nước đã pha vào ngập hành.

Bước 3: Đậy kín nắp, 3 ngày sau là ăn ngon rồi. Lúc này hành đã bớt nồng, còn lại vị chua thơm và kết cấu giòn rất ngon.  Bảo quản trong tủ lạnh nhé!

 

Theo Thùy Anh (Khám phá)

Cách làm ĐẬU PHỤ XÀO DƯA ngon mà không ngán

Đậu phụ rán xào dưa sẽ là món ăn chống ngán hấp dẫn cho bữa cơm ngày nóng của gia đình bạn.

Nguyên liệu làm đậu phụ rán xào dưa:

– Đậu phụ: 2 bìa
– Dưa cải chua: 1 chén
– Cà chua: 2 trái
– Hành củ: 1 củ
– Tỏi: 3 tép
– Hành lá: 1 cây
– Ớt hiểm: 1 trái
– Gia vị: Dầu ăn, Nước mắm, tiêu, hạt nêm

Cách làm đậu hũ chiên xào dưa:

Bước 1:

– Cà chua bổ múi cau. Hành lá thái khúc. Hành củ và tỏi băm nhỏ, ớt xắt lát.

Bước 2:

– Đậu phụ thái vừa ăn, chiên vàng khắp mặt.

Bước 3:

– Bắc chảo lên cho 3 muỗng dầu ăn vào làm nóng rồi cho hành tỏi băm vào phi thơm. Cho tiếp cà chua vào xào sơ rồi cho dưa chua, ớt vào, cho thêm nước dưa chua vào đảo trong 3 phút.

Bước 4:

– Sau đó cho đậu phụ và dưa vào đảo đều, nêm nếm lại cho vừa ăn. Cho tiếp tiêu, hành lá vào đảo sơ rồi tắt bếp.

Bước 5:

– Dọn ra ăn nóng với cơm.

Theo Phạm Liên

Cách nấu GÀ XÀO KHẾ ngon lạ trôi cơm

Gà xào khế kết hợp cái ngon đặc trưng của gà với hương vị hấp dẫn của khế khiến cho món ăn trở thành món “đắt hàng” nhất trong bữa cơm nhà bạn.

Nguyên liệu làm gà xào khế:

– Thịt đùi gà: 2,5 lạng

– 1,5 lạng cần tây, 1 trái khế, 80g cà rốt, 100ml nước, 2 tép tỏi

– Gia vị ướp gà cần: 15ml rượu nấu ăn, 2.5g muối, 1 mcf tiêu.

Cách làm món ăn ngon gà xào khế:

Bước 1: Tỏi băm nhỏ, cần thái khúc nhỏ.

Thế thái lát ngôi sao.

Gà lạng mỡ, thái miếng.

Bước 2: Gà ướp cùng gia vị đã liệt kê trong 15p.

Bước 3: Bắc chảo dầu nóng cho tỏi vào phi thơm rồi cho gà vào xào săn.

Cho thêm 100ml nước và tất cả cần tây vào đun trong 5 phút.

Cho khế, cà rốt, hành tây vô xào chín rồi cho gà ra dĩa ăn thôi.

Vậy là xong món gà xào khế nóng hổi hấp dẫn cho bữa cơm gia đình.

Tâm Thu (cách làm món ăn ngon)

Cách làm LẨU GÀ SAY RƯỢU cho tiệc Tất Niên ấm cúng

 Tiệc Tất niên là dịp để người trong gia đình họp mặt, hòa trong không khí ấm cúng là thưởng thức những món ăn ngon. Cách nấu món lẩu gà sau đây sẽ mang lại cho bữa tiệc tất niên của gia đình bạn một hương vị khó quên.

Nguyên liệu nấu lẩu gà say rượu: (giành cho 2 người ,nếu nhiều người thì nhân lên)

  • Nửa con gà
  • 350ml nước luộc gà
  • 250ml nước
  • 100ml rượu nấu ăn
  • 30g hành lá (thái khúc dài chừng 3cm)
  • 40g gừng thái nhỏ
  • 10g hoa hồi
  • 10g tiêu
  • 30g cà rốt
  • Gia vị ướp: 1,5g muối + 1,5g hạt tiêu
  • 2 lạng cải thảo
  • Nấm hương tươi

 

Cách làm lẩu gà ngon:

Bước 1: Gà chặt miếng vừa ăn rồi ướp với các gia vị đã liệt kê trong 15 phút.

Bước 2: Cải thảo và nấm rửa sạch, cắt nhỏ bớt.

Bước 3: Bắc chảo đun nóng, cho dầu vào rồi cho hành lá, gừng vào phi thơm rồi cho gà vào đảo 2 phút.

Bước 4: Thêm hồi, tiêu, nước nấu gà, nước lọc, rượu nấu ăn vào nồi, nấu sôi rồi chuyển gà ra nồi lẩu. Ăn kèm cải thảo, nấm hương.

Bạn có thể thêm thịt hoặc rau các loại khác tùy thích.

Vậy là món lẩu gà đã xong, hãy thưởng thức ngay khi còn nóng, cùng bún hoặc mì, cơm đều ngon nhé!

Bảo Tọa (cách nấu lẩu ngon)

Cách làm MỨT XOÀI DẺO ngon lạ cho Tết

Mứt xoài chua ngọt dịu dàng lại thơm hương đặc trưng của xoài sẽ là món ăn chinh phục khẩu vị của tất cả mọi người.

 Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm mứt xoài:

– 3-4 quả xoài, có thể dùng xoài xanh hay xoài vừa chín tới
– 1 thìa nhỏ vôi tôi
– 400g đường cát trắng
– Muối.

Cách làm mứt xoài dẻo ngon cho ngày tết:

Bước 1:

– Xoài gọt vỏ, ngâm xoài vào âu nước lạnh có pha một ít muối khoảng 30 phút, sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch.

Bước 2:

– Dùng dao cắt xoài thành từng lát xéo, tầm 2-3 cm.

Bước 3:

– Vôi tôi hòa tan trong nước lạnh, để khoảng 30 phút để phần vôi lắng cát xuống đáy, lọc lấy phần nước vôi bên trên, đổ bỏ phần cặn.

Bước 4:

– Ngâm xoài vào âu nước vôi, khoảng từ 5 đến 6 tiếng, sau đó vớt ra rửa lại nước lạnh cho thật sạch.

Bước 5:

– Để xoài lên rổ cho ráo nước, cho đường vào, xóc đều để khoảng 2-3 tiếng cho đường tan.

– Đặt nồi lên bếp, đun sôi lửa nhỏ, thỉnh thoảng hớt bỏ bọt.

– Đun 40-45 phút đến khi phần nước đường chuyển màu vàng cánh gián và từng lát xoài dẻo quánh thì bạn tắt bếp, để nguội.

Bước 6:

– Gắp từng miếng xoài lên vỉ hong cho ráo, chờ 3-4 tiếng cho ráo bớt rồi lăn qua lớp đường cát mỏng (loại mịn càng tốt), bước này có thể bỏ qua nếu bạn không thích ăn ngọt quá. Cất vào lọ đậy kín bỏ nơi khô thoáng dùng dần.

Theo Cún Khang (cách làm mứt tết ngon)

Cách làm MỨT RAU CÂU món ngon tuổi thơ ai cũng thích

Mứt rau câu là hương vị quen thuộc trong những hàng quà bánh xưa kia… ngày nay tuy vẫn còn nhưng có lẽ nhiều người sẽ e ngại về chất lượng của loại mứt nhiều màu này. Bạn hoàn toàn có thể tự làm nó tại nhà thật đơn giản, chất lượng và an tâm để sử dụng.

13-615460-1375787931_500x0.jpg

Nguyên liệu làm mứt rau câu:

– 1 gói bột rau câu 25g
– 1 lít nước lọc
– 3/4 bát con đường cát trắng
– Vài giọt tinh dầu hoa bưởi
– Vài giọt màu thực phẩm.

Cách làm mứt rau câu ngon cho ngày Tết:

Bước 1:

– Đổ bột rau câu vào nồi có chứa 1 lít nước.

Bước 2:

– Dùng muôi hòa tan rau câu với nước, để yên khoảng 30 phút trước khi đun.

Bước 3:

– Đặt nồi lên bếp, đun sôi lửa nhỏ đến khi bột rau câu tan hoàn toàn thì cho đường vào đun cùng, đun lửa nhỏ đến khi đường tan, bạn nhớ hớt bỏ bọt rau câu.

– Cho vào vài giọt tinh dầu hoa bưởi vào nồi rau câu, tắt bếp.

Bước 4:

– Đổ rau câu vào từng khuôn, mỗi khuôn nhỏ một vài giọt màu thực phẩm.

Bước 5:

– Dùng muôi trộn đều cho màu tan hoàn toàn. Để nguội cho vào tủ lạnh 3-4 tiếng đến khi rau câu đông cứng lại.

Bước 6:

– Rau câu sau khi đông, úp ngược ra thớt, dùng dao hình gợn sóng, cắt thành từng từng thỏi dài tầm 6cm, chiều ngang 1,5cm, dày 1cm.

Bước 7:

– Làm lần lượt đến hết rau câu. Bạn không nên cắt nhỏ quá vì khi sấy mứt sẽ nhỏ lại.

Bước 8:

– Xếp từng mẻ rau câu vào khay. Có hai cách sấy, bạn có thể đem khay mứt phơi từ 2-3 nắng lớn (khi phơi bạn nhớ phủ vải lưới mỏng để không bị ruồi muỗi). Hoặc có thể cho vào lò nướng, không đóng cửa lò nướng, sấy ở nhiệt độ 60 độ C đến khi rau câu khô hẳn.

Bước 9:

– Xếp mứt vào lọ, đậy kín bảo quản nơi thoáng mát.

Theo Cún Khang (cách làm mứt tết)

Ô mai nổi tiếng Hà Nội bị phát hiện có chất tạo ngọt vượt ngưỡng

Kết quả kiểm tra mẫu ô mai chua ngọt Hồng Lam cho thấy chứa đường hóa học saccharin và cyclamate vượt 6-8 lần so với công bố. 

Đoàn thanh tra, kiểm tra do Cục An toàn thực phẩm chủ trì đã kiểm tra một số điểm kinh doanh sản phẩm Tết tại Hà Nội và Hòa Bình. 17 mẫu sản phẩm được lấy để kiểm tra gồm nem giòn, xúc xích, ô mai, cải thảo, cải rổ, nạc thịt heo, mực tươi, chân gà đông lạnh, cam sành, bánh oản, mứt cổ truyền, mứt bí…

Kết quả, lực lượng chức năng phát hiện 3 mẫu không đạt chất lượng. Trong đó có mẫu kim chi cải thảo cắt lát, ngày sản xuất 2/1/2016, hạn sử dụng 1/4/2016; không đạt về chỉ tiêu coliforms (1,3×102 CFU/g). Sản phẩm này của Công ty cổ phần CJ Foods Việt Nam, Khu công nghiệp Tân Bình, phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP HCM. Thứ hai là mẫu ô mai mơ cam thảo, ngày sản xuất 5/12/2015, hạn sử dụng 5/12/2016, sản phẩm của Cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo Phương Soát, Long Biên, Hà Nội; không đạt về chỉ tiêu cyclamate (natri cyclamate 1595 mg/kg). Cả hai mẫu này được lấy tại một công ty ở tỉnh Hòa Bình.

Mẫu thực phẩm thứ ba không đạt chỉ tiêu là ô mai mơ chua ngọt, ngày sản xuất 17/11/2015; hạn sử dụng 17/11/2017. Đây là sản phẩm của Công ty cổ phần Hồng Lam, địa chỉ Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Mẫu được lấy tại siêu thị Big C Thăng Long, chi nhánh thuộc Trung tâm Thương mại The Garden, Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Sản phẩm không đạt về chỉ tiêu về saccharin: hàm lượng công bố ≤ 200 mg/kg, kết quả kiểm nghiệm là 1.336 mg/kg; hàm lượng cyclamate công bố ≤ 1.000 mg/kg, kết quả kiểm nghiệm là 8.310 mg/kg.

Caccharin và cyclamate là các loại chất tạo ngọt, đường hóa học được phép sử dụng trong thực phẩm.Về tác hại saccharin vẫn còn nhiều tranh cãi, tuy nhiên một số công trình nghiên cứu trên động vật cho thấy dùng liều cao saccharin trong thời gian dài có thể gây ung thư. Vì thế để đảm bảo an toàn, mức độ sử dụng hàng ngày chấp nhận được của con người đối với saccharin là 2,5 mg trên một kg thể trọng.

Đường hóa học cyclamate trước đây bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Từ năm 2013, chất này được cho phép sử dụng. Hiện nay, Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm (Codex) đưa cyclamate vào Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng đối với một số nhóm thực phẩm. Theo Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, cyclamate được xếp vào nhóm 3, là nhóm chất không được phân loại vào nhóm gây ung thư cho người.

Tài liệu của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM ghi rõ, cyclamate có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền… Tại Mỹ năm 1969, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm cũng đã đưa chất này vào danh mục cấm sử dụng.

Với các mẫu thực phẩm không đạt chất lượng, Cục An toàn thực phẩm đã thông báo cho cơ sở sản xuất, kinh doanh để tạm dừng lưu thông lô sản phẩm vi phạm, xử lý cơ sở chịu trách nhiệm về sản phẩm theo quy định. Cục cũng giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm này trên địa bàn để giám sát và xử lý cơ sở vi phạm theo quy định.

Cục trưởng An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân, kể cả những ngày nghỉ Tết, Thanh tra Cục và các lực lượng chức năng tiếp tục ứng trực, đôn đốc địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.

Nam Phương (VnExpress.net)

Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/o-mai-noi-tieng-ha-noi-bi-phat-hien-co-chat-tao-ngot-vuot-nguong-3351509.html

Cách làm GIÒ BÒ

CHẢ BÒ (giò bò) với kết cấu chắc, giòn mềm, vị ngọt và thơm đặc trưng của bò là món ăn ưa thích của nhiều người, đặc biệt đây là món ăn kèm hấp dẫn với bánh chưng ,bánh tét ngày Tết.

Nguyên liệu làm chả bò ngon:

  • 1 ký thịt bò loại dẻo, 5 lạng thịt heo, 3 lạng mỡ heo
  • Lá chuối
  • Gia vị: muối, nước mắm, tiêu, bột ngọt

Cách làm giò bò:

Các loại thịt rửa sạch, lọc gân, thái nhỏ. Mỡ rửa sạch thái nhỏ rồi cho vào tủ đông.

Lá chuối rửa sạch.

Chuẩn bị xong đầy đủ thì cho ba loại thịt vào cối xay, nêm chút nước mắm, bột ngọt, tiêu, xay tới khi nhuyễn, sờ vào thấy thịt dẻo quánh mới dừng.

Xay xong thì gói giò: Bó lá chuối vào khuôn gói giò, bôi một lớp dầu ăn mỏng đều lên mặt lá chuối, cho thịt vào đầy khuôn, ém chặt, đậy thịt lại bằng lớp lá chuối nữa, đóng khuôn, bó giò cho thật chặt và kín, rồi đem đi luộc trong nồi nước sôi sẵn. Khoảng 1 giờ là chín đều.

Chả chín, để nguội là ăn ngon rồi.

Bạn có thể bỏ ngăn mát tủ lạnh hoặc muốn để lâu hơn thì bỏ vào ngăn đá cấp đông, khi nào ăn chỉ việc rã đông rồi thưởng thức.

 

Bảo Tọa (cách làm món ăn ngon)

Cách làm BÁNH TÉT LÁ CẨM CHAY

Bánh tét lá cẩm chay sẽ là món ăn ngon đầy đặn hương vị Tết cho bữa chay của gia đình bạn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm bánh tét lá cẩm chay bao gồm:

  • 1 ký nếp
  • 3 lạng đậu xanh
  • Lá cẩm, lá dứa
  • 3 lon nước cốt dừa
  • Tiêu, đường, muối

Cách làm món ăn ngon ngày Tết bánh tét lá cẩm  chay

Làm nhân bánh chay:
Đậu xanh: Rửa sạch, ngâm khoảng 1h. Sau 1h, rửa lại lần nữa, để ráo rồi cho một lon nước cốt dừa cùng với một thìa cà phê muối vào. Tiếp theo, các bạn bật bếp đặt nồi đậu xanh- nước cốt dừa nên đun. Khi đậu xanh đã chín, cho thêm 10 thìa cà phê đường vào, đảo đều và đun với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút nữa là xong. Các bạn để đậu xanh nguội rồi tạo thành những hình trụ dài.

Làm lớp ngoài bánh:
Chia gạo nếp làm 2 phần đều nhau: một phần làm lớp vỏ lá dứa, còn phần kia làm lớp vỏ lá cẩm. Ngâm gạo nếp trong vòng 3h riêng với phần làm lớp vỏ lá cẩm sẽ cho thêm cả nước lá cẩm (đun lá cẩm lên để lấy được nước) vào cùng ngâm.
Với lớp vỏ lá dứa: Đặt chảo lên bếp, cho gạo nếp cùng với nước cốt dừa, muối, đường, nước màu lá dứa (cho lá dứa vào xay lọc lấy nước)  vào xào đều lên.
Với lớp vỏ lá cẩm: Cách làm tương tự như lớp vỏ lá dứa. Các bạn cũng cho gạo nếp vào cùng với nước cốt dừa, muối và đường rồi xào lên.
Khi xào nếp, các bạn không nên xào quá nhão, chỉ đủ để nước cốt dừa bám vào gạo là được.

Sau khi đã chuẩn bị xong những thứ ở trên, các bạn bắt đầu đi gói bánh.
Đặt một miếng nylon trong suốt loại dành cho thực phẩm lên bàn, cho một lớp vỏ lá dứa lên trải thật đều và phẳng theo hình chữ nhật trên đó, sau đó đặt một miếng nhân đậu xanh lên trên, khéo léo cuộn tròn lớp vỏ lại.

Trên lớp nylon đó, các bạn trải tiếp một lớp vỏ lá cẩm lên, nhớ là cũng phải trải cho thật đều và phẳng theo hình chữ nhật nhưng có kích thước lớn hơn so với lớp vỏ lá dứa. Sau đó đặt lớp vỏ lá dứa cuộn nhân lên và tiếp tục cuộn tròn lại. Khi đó, các bạn bỏ lớp nylon ra đặt lớp lá chuối vào và gói lại theo hình trụ như các loại bánh tét khác.

Dùng dây buộc theo cả chiều ngang và dọc của bánh cho chắc.

Khi gói xong, các bạn mang bánh đi luộc.
Đặt một nồi nước lên đun sôi, sau đó cho bánh tét vào. Khoảng 4h sau là bánh sẽ chín, các bạn vớt ra xả nước lạnh và để bánh ở nơi thoáng cho nhanh khô.

Theo Yeunoitro