ĐÀN ÔNG CÓ VỢ NÊN ĂN 7 THỰC PHẨM NÀY

Kể từ ngày lấy vợ, chuyện ăn uống của đàn ông sẽ cần phải chăm chút kĩ càng hơn để tăng cường và bảo vệ sức khỏe, đồng thời để giữ gìn “phong độ” khi yêu.

Chuối

Trong chuối chứa nhiều sinh tố B6, Kali rất tốt cho sức khỏe nam giới nhờ việc thúc đẩy “hormone tình yêu” trong người.

Thịt đỏ

Thịt đỏ như thịt bò, ngựa, lợn được coi là có hại nếu ăn quá nhiều, nhưng ăn vừa phải và đều đặn thì sẽ tốt cho nam giới nhờ vào lượng L-carnitine giúp tăng testosterone – hormone giơí tính của nam.

Sô cô la

Phenylethylamine trong chocolate là hợp chất hóa học mạnh giúp giải phóng dopamine làm tăng cường sự sung sướng, thỏa mãn, nó cũng giúp giảm stress, hỗ trợ tốt cho tinh thần.

Tỏi

2 tép tỏi hàng ngày là lời khuyên của các nhà khoa học giành cho anh nào muốn tăng cường “bản lĩnh đàn ông”. Tỏi có khả năng tăng lưu lượng máu vận chuyển đến các cơ quan trong đó có cơ quan sinh dục, nhờ hợp chất allicin quý giá trong loại gia vị này.

Vani

Mùi thơm của Vani vốn đã kích thích đàn ông, nhất là người có tuổi. Ăn vani giúp đàn ông sung mãn, khao khát hơn và nhập cuộc tốt hơn.

Hàu

Hàu luôn được coi là loại thực phẩm bổ dương từ bao đời nay. Lý do là trong hàu có rất nhiều kẽm, chất giúp tăng sinh hormone giới tính nam và testosterone của đàn ông.

Cải bó xôi

Cải bó xôi, rau chân vịt, rau bina là một thứ, loại rau này làm cải thiện lưu lượng máu, được coi như viagra xanh cho nam giới.

Tái Gia (theo Boldsky.com)

CÔ GÁI ĐẨY LÙI UNG THƯ GIAI ĐOẠN 4 BẰNG CÁCH ĂN 3 TRÁI DỨA MỖI NGÀY

Bị phát hiện ung thư ở giai đoạn 4, trải qua phẫu thuật và hóa trị nhưng bệnh không thuyên giảm, cô gái Mỹ đã quyết định từ bỏ hóa trị và tự chữa trị bằng cách thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống, thái độ sống.

Candice ăn nhiều dứa, các loại trái cây, nói không với protein động vật, bỏ thuốc lá và hạn chế những căng thẳng giúp cô kiểm soát bệnh ung thư sau nửa năm.

Theo Express, sau khi được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 4 và chỉ còn khoảng 5 năm để sống, Candice-Marie Fox 31 tuổi, sống tại Mỹ đã thay đổi hoàn toàn lối sống.

Năm 2011, Candice phát hiện ra một khối u trên xương đòn trái, kết quả siêu âm cho thấy cô bị ung thư tuyến giáp. Candice hóa trị ngay sau phẫu thuật nhưng bệnh tình vẫn trở nên trầm trọng hơn, ung thư vẫn tiếp tục lây sang các bộ phần xung quanh. Việc sử dụng hóa chất điều trị khiến cơ thể suy nhược nhưng khối u vẫn không được kiểm soát, có dấu hiệu di căn đến gan và sau cổ. Thời gian sống của cô chỉ được tính bằng vài năm ngắn ngủi.

Candice thay đổi chế độ ăn uống. Ảnh: Express.

Thời gian này lần lượt chứng kiến những cái chết của bạn bè vì ung thư, cô quyết định dùng phương pháp tự chữa trị để chiến đấu với căn bệnh nguy hiểm. Các bác sĩ khuyên cô nên tiếp tục điều trị để kéo dài sự sống, nhưng Candice vẫn chọn cách chữa trị cho riêng mình vì không muốn làm tổn hại cơ thể bằng hóa chất thêm nữa.

Candice thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn 3 quả dưa mỗi ngày kết hợp một số loại hoa quả khác như bưởi, chanh, đu đủ, táo, chuối và kiwi. Bà mẹ 3 con cũng loại bỏ hoàn toàn lượng protein động vật trong chế độ dinh dưỡng của mình hàng ngày. Cô tham gia một nhóm nhảy, thiền định và thay đổi hoàn toàn lối sống. Thay vì tham gia những bữa tiệc cuối tuần, hút thuốc lá và ăn nhiều thực phẩm từ động vật, Candice ăn nhiều rau quả, bỏ thuốc và tập yoga.

Cô ăn uống sạch và yoga để chữa bệnh: Ảnh: Express.

Sau 6 tháng chiến đấu với bệnh tật cùng chế độ ăn lành mạnh này, bệnh ung thư giai đoạn 4 đã được đẩy lùi, sức khỏe cô ổn định. Bác sĩ của cô đã vô cùng ngạc nhiên khi số lượng tế bào ung thư của cô đã được kiểm soát ở mức ổn định. Cô nhận thấy rằng chất bromelain trong dứa, kiwi và đu đủ có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ các tế bào ung thư. Candice cho biết thêm: “các protein từ động vật đã góp phần nuôi tế bào ung thư và khi tôi ăn những bữa ăn sáng nhiều năng lượng thì cơ thể của tôi không thể tự chữa bệnh, do đó tôi chọn ăn trái cây tự nhiên”.

Bác sỹ Mark Simon, Giám đốc Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư tại California lý giải, ung thư là một bệnh nhiễm trùng của các tế bào bất thường và điều trị ung thư là cách đối phó với một nhiễm trùng do vi khuẩn. Cách chữa bệnh là cố gắng để duy trì một môi trường không có lợi đối với sự phát triển của khối u.

Người mẹ đang xay nước ép dứa cùng 3 con của mình. Ảnh: Express.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu trường hợp bệnh của Candice, kết quả cho thấy không chỉ nhờ lượng chất bromelain có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư, Candice còn loại bỏ được nhiều độc chất khác bởi lối sống lành mạnh. Cô đã ngừng sử dụng mỹ phẩm, làm sạch đồ gia dụng, bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế những căng thẳng trong cuộc sống. “Stress, hóa chất và các sản phẩm từ nguồn thức ăn động vật vốn là mầm mống nuôi tế bào ung thư. Đó là lý do tại sao tôi sống sót”, cô chia sẻ thêm.

Candice nhận định, chế độ ăn uống chính là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chiến đấu với ung thư. “Dinh dưỡng đúng, tập thể dục thường xuyên và thái độ sống tích cực là cách phòng bệnh và chữa căn bệnh nan y này từ bên trong. Bổ sung các loại trái cây như dứa chứa lượng bromelain cũng có tác dụng rất tốt trong việc chống lại căn bệnh ung thư”, Candice nói.

Hội An (VnExpress.net)

VÌ SAO AI CŨNG NÊN UỐNG NƯỚC ÉP KHOAI TÂY?

Khoai tây là một thực phẩm khá quen thuộc. Đây là loại củ giàu vitamin, chất xơ, chất dinh dưỡng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể. Người ta thường dùng khoai tây chiên, khoai tây luộc, ít ai biết đến một cách thưởng thức khoai tây ngon lành và mang lại nhiều hiệu quả tốt cho cơ thể hơn đó là dùng nước ép khoai tây.

Sau đây là những công dụng của nước ép khoai tây:

Tốt cho khớp

Đặc tính giảm viêm trong nước ép khoai tây rất có ích cho những ai mắc bệnh viêm khớp, thường bị đau, sưng. Nước ép khoai tây cũng giúp máu trong khớp lưu thông tốt hơn.

Phòng bệnh

Chất kiềm trong nước ép khoai tây giúp các cơ quan hoạt động khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn. Uống nước ép khoai tây hàng ngày là cách rất hiệu quả để phòng các bệnh tim mạch.

Giảm béo

Vẫn còn nhiều tranh cãi về việc ăn khoai tây có gây tăng cân hay không, nhưng mọi người đều đồng ý rằng, nếu dùng làm nước ép, khoai tây có thể giúp giảm calo trong cơ thể và khiến bạn giảm cân.

Trị gout

Bệnh gout gây ra nhiều cơn đau đớn. Nếu bạn bị bệnh này, lời khuyên là nên uống nước ép khoai tây vì nó giúp giảm acid uric trong người, làm giảm đau.

Giảm cholesterol

Bạn nên uống nước ép khoai tây vì nó giúp thay thế những cholesterol xấu bằng những cholesterol tốt. Đây là một trong những tác dụng được nhiều người đề cao của loại nước ép này.

Tốt cho tiêu hóa

Đây là loại nước ép làm dịu đường tiêu hóa, chống lại các chứng viêm nhiễm và các bệnh liên quan đến dạ dày.

Kiểm soát ung thư

Nước ép khoai tây có khả năng khử hoạt các gốc  tự do giúp ngăn ngừa ung thư.

Giảm đau đầu

Nước ép khoai tây là loại thuốc giảm đau đầu rất hiệu quả: hãy pha nó với chút chanh và uống, cơn đau đầu sẽ giã biệt bạn sau 15 phút.

Trị loét dạ dày

Hai lần uống nước ép khoai tây mỗi ngày, đó là một trong những cách để trị loét dạ dày. Cụ thể: 50ml vào buổi sáng trước khi ăn sáng và 50ml vào buổi chiều trước khi ăn tối.

Lãng Nhân (theo Boldsky.com)

Cách nấu CANH GÀ HẠT SEN, món ăn bổ máu, an thai cho bà bầu

 

Canh gà hạt sen là món ngon để bồi bổ sức khỏe cho tất cả mọi người. Đặc biệt với thai phụ, món này có tác dụng giúp bổ máu, an thai, ngăng các chứng đau lưng, chán ăn, trì bụng dưới, nặng nề mệt nhọc, ngăn ngừa thiếu máu sau sinh.

Nguyên liệu làm món CANH GÀ HẠT SEN

– Gà ta hoặc gà ác: 1 con
– Gừng: 2 lát
– Sen khô: 12g
– Xuyên tục đoạn: 12g
– Dây tơ hồng: 18g
– A giao: 18g
– Muối để nêm

Cách làm CANH GÀ HẠT SEN bổ máu

– Gà rửa sạch, moi ruột, bắc nồi nước sôi chần gà 3 phút cho se da rồi rửa lại nước lạnh. Chặt gà ra từng khúc nếu gà to. Cho gà vào một thố cùng với nước sâm sấp đem hầm cách thủy.
– Hạt sen, xuyên tục đoạn và dây tơ hồng cho vào túi vải sạch, cột kín miệng, cho vào nồi sành nhỏ cùng với nước, luộc trong 30 phút.
– Đổ nước trong nồi sành nhỏ vào nồi đang hầm gà. Mở túi cho hạt sen vào nồi gà. Cho tiếp gừng và a giao vào nồi gà, đậy nắp hầm cách thủy 3 tiếng. Nêm muối lại cho vừa ăn.
– Ăn nóng.

Bảo Tọa –  món ăn ngon

BÀI THUỐC CHỮA VIÊM LOÉT DẠ DÀY CỔ TRUYỀN CỦA NGA: 7 NGÀY LÀ KHỎI

Theo một bài viết đăng trên báo Nga vào tháng 12 năm 1999, vỏ lựu khô có thể dùng làm bài thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu quả.

Đó là bài viết “The forgotten Hippocrate and treatment plans” do thầy thuốc cổ truyền G.L. Glubokog, người Nga, công bố. Bài viết nêu ra một cách chữa các bệnh như viêm ruột thừa, lỵ, tả, tiêu chảy… đã được công nhận và cấp bằng sáng chế.

Trong bài viết này, Glubokog có ghi rõ về cách bào chế phương thuốc, với thành phần nguyên liệu chỉ bao gồm vỏ lựu khô và nước. Bài thuốc này dùng cho nhiều bệnh về nhiễm trùng đường tiêu hóa, tuy nhiên tùy theo bệnh, liều lượng và liệu trình dùng thuốc sẽ thay đổi.

Bài thuốc đó như sau:

Vỏ lựu đem rửa sạch, phơi khô. Vỏ lựu xắt lát nhỏ. Nấu 200ml nước sôi rồi tắt bếp, cho lựu vào, đậy kín nắp lại chờ 30 phút là bắt đầu sử dụng.

Cách sử dụng:

Với bệnh về dạ dày, tiêu hóa: mỗi ngày uống 200ml nước lựu khô nói trên.
Với bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, sốt thương hàn, tả, viêm ruột thừa cấp tính: sau khi ngâm lựu khô 30 phút trong nước sôi, uống 100ml nước này, sau đó chờ 10 phút tiếp theo nếu thấy thuyên giảm thì ngừng không uống nữa. Còn nếu thấy không bớt thì chờ thêm 3 giờ nữa uống tiếp phần nước còn lại.
Với bệnh viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, loét ruột non: Chia 100ml nước lựu khô làm 4 phần bằng nhau, uống vào 4 buổi: sáng, trưa, tối và 30 phút trước khi ngủ. Làm đều đặn trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả: các triệu chứng có thể lành hoàn toàn. Tuy nhiên nếu chưa lành, bạn cần tiếp tục điều trị theo liệu trình: ngưng uống 1 tuần, sau đó uống tiếp 1 tuần nữa.

Lưu ý:

Trong quá trình chữa bệnh theo cách này, người bệnh không được dùng thức uống có cồn.

Thông tin thêm về vỏ lựu trong bài thuốc:

Trong cuốn “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, giáo sư Đỗ Tất Lợi ghi nhận: Vỏ quả lựu chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin. Vỏ lựu có vị chua, chát, tính ấm, giúp sáp trường chỉ tả, khu trùng chỉ huyết. Ứng dụng: vỏ lựu để trị tiêu chảy, lỵ ra máu, đái ra máu, băng huyết, thoát giang, bạch đới, đau bụng do sán. Ngày có thể sắc 15-30g vỏ lựu khô thành thuốc.

Theo lương y Huyên Thảo: Trong đông y, vỏ lựu xếp vào loại kinh đại tràng và thận, trong nhóm thuốc vị chua, chát, tính ấm. Vỏ lựu có công dụng làm săn chắc niêm mạc ruột để ngăn ỉa chảy, cầm máu, sát trùng, chống ngứa. Vỏ lựu (thạch lựu bì) thường dùng chữa kiết lỵ lâu ngày, ỉa ra máu, trĩ, hoạt dinh, băng lậu, đau bụng do giun sán, lở ngứa da, đới hạ… Có thể kết hợp trị liệu theo đông – tây y để chữa viêm kết tràng mãn tính, lỵ nhiễm khuẩn mãn tính, lỵ amip, xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu tử cung…

Như vậy, vỏ lựu tự lâu đã được công nhận là vị thuốc chữa nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên công hiệu của bài thuốc lưu truyền trên tờ báo Nga vẫn cần được các chuyên gia xác nhận. Bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn áp dụng.

Bảo Thoa
(tổng hợp từ http://www.naturalhealingmagazine.com/)