Theo một bài viết đăng trên báo Nga vào tháng 12 năm 1999, vỏ lựu khô có thể dùng làm bài thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu quả.
Đó là bài viết “The forgotten Hippocrate and treatment plans” do thầy thuốc cổ truyền G.L. Glubokog, người Nga, công bố. Bài viết nêu ra một cách chữa các bệnh như viêm ruột thừa, lỵ, tả, tiêu chảy… đã được công nhận và cấp bằng sáng chế.
Trong bài viết này, Glubokog có ghi rõ về cách bào chế phương thuốc, với thành phần nguyên liệu chỉ bao gồm vỏ lựu khô và nước. Bài thuốc này dùng cho nhiều bệnh về nhiễm trùng đường tiêu hóa, tuy nhiên tùy theo bệnh, liều lượng và liệu trình dùng thuốc sẽ thay đổi.
Bài thuốc đó như sau:
Vỏ lựu đem rửa sạch, phơi khô. Vỏ lựu xắt lát nhỏ. Nấu 200ml nước sôi rồi tắt bếp, cho lựu vào, đậy kín nắp lại chờ 30 phút là bắt đầu sử dụng.
Cách sử dụng:
– Với bệnh về dạ dày, tiêu hóa: mỗi ngày uống 200ml nước lựu khô nói trên.
– Với bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, sốt thương hàn, tả, viêm ruột thừa cấp tính: sau khi ngâm lựu khô 30 phút trong nước sôi, uống 100ml nước này, sau đó chờ 10 phút tiếp theo nếu thấy thuyên giảm thì ngừng không uống nữa. Còn nếu thấy không bớt thì chờ thêm 3 giờ nữa uống tiếp phần nước còn lại.
– Với bệnh viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, loét ruột non: Chia 100ml nước lựu khô làm 4 phần bằng nhau, uống vào 4 buổi: sáng, trưa, tối và 30 phút trước khi ngủ. Làm đều đặn trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả: các triệu chứng có thể lành hoàn toàn. Tuy nhiên nếu chưa lành, bạn cần tiếp tục điều trị theo liệu trình: ngưng uống 1 tuần, sau đó uống tiếp 1 tuần nữa.
Lưu ý:
Trong quá trình chữa bệnh theo cách này, người bệnh không được dùng thức uống có cồn.
Thông tin thêm về vỏ lựu trong bài thuốc:
Trong cuốn “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, giáo sư Đỗ Tất Lợi ghi nhận: Vỏ quả lựu chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin. Vỏ lựu có vị chua, chát, tính ấm, giúp sáp trường chỉ tả, khu trùng chỉ huyết. Ứng dụng: vỏ lựu để trị tiêu chảy, lỵ ra máu, đái ra máu, băng huyết, thoát giang, bạch đới, đau bụng do sán. Ngày có thể sắc 15-30g vỏ lựu khô thành thuốc.
Theo lương y Huyên Thảo: Trong đông y, vỏ lựu xếp vào loại kinh đại tràng và thận, trong nhóm thuốc vị chua, chát, tính ấm. Vỏ lựu có công dụng làm săn chắc niêm mạc ruột để ngăn ỉa chảy, cầm máu, sát trùng, chống ngứa. Vỏ lựu (thạch lựu bì) thường dùng chữa kiết lỵ lâu ngày, ỉa ra máu, trĩ, hoạt dinh, băng lậu, đau bụng do giun sán, lở ngứa da, đới hạ… Có thể kết hợp trị liệu theo đông – tây y để chữa viêm kết tràng mãn tính, lỵ nhiễm khuẩn mãn tính, lỵ amip, xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu tử cung…
Như vậy, vỏ lựu tự lâu đã được công nhận là vị thuốc chữa nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu hóa. Tuy nhiên công hiệu của bài thuốc lưu truyền trên tờ báo Nga vẫn cần được các chuyên gia xác nhận. Bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn áp dụng.
Bảo Thoa
(tổng hợp từ http://www.naturalhealingmagazine.com/)
Read More...