Cách làm KẸO CU ĐƠ

Kẹo cu đơ là đặc sản nổi danh xứ Nghệ, tuy vậy không phải dễ dàng để tìm mua món ngon này ở các vùng xa. Bạn có thể tự làm kẹo cu đơ với công thức đơn giản sau đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm kẹo cu đơ

  • Bánh đa vừng loại mỏng: 16 cái
  • Lạc: 2 lạng
  • Mật mía: 1 lạng
  • Nước cốt gừng: 1 thìa súp
  • Gừng sợi: 1 thìa súp
  • Vừng rang
  • Bột mạch nha: nửa lạng

Cách làm món ngon kẹo cu đơ Hà Tĩnh

Đậu rang vàng giòn, sàng bỏ vỏ

Bánh tráng cắt thành miếng tròn hoặc hình gì tùy thích.

Bắc chảo cho mật mía vào đun cho tan chảy, cho thêm nước cốt gừng và bột mạch nha vào đảo đều tới khi mật mía đông đặc.


Muốn thử mật mía đã đông chưa, bạn lấy chén nước lạnh rồi nhỏ một giọt mật vào đấy, nếu mật đông lại chứ không loãng ra thì đã được rồi đấy.

Mật ngả vàng ta cho lạc, gừng thái sợi vào đảo đều cho hỗn hợp sánh quyện.

Đổ hỗn hợp kẹo lạc nóng lên một chiếc bánh tráng, dàn mỏng đều, rắc vừng rang rồi úp chiếc khác lên, vậy là bạn đã có kẹo cu đơ giòn ngọt ai cũng thích.

pic5265

Bảo Tọa (cách làm bánh ngon)

Hai cách làm CHẢ CỐM ngon như ngoài hàng chỉ vài bước đơn giản

Sự kết hợp giữa hạt cốm dẻo thơm với chả dai ngon được nhiều người ưa thích vì vị ngon và kết cấu hấp dẫn của nó. Cách làm Chả cốm thật ra không có gì phức tạp, đúng với chất dân dã mộc mạc làng quê của nó, tuy vậy bạn cũng cần chuẩn bị những nguyên liệu thật ngon nhé!

Có thể làm chả cốm từ  cốm tươi hoặc cốm khô, tùy theo mùa mà bạn chọn nguyên liệu thích hợp.

Cách 1: CÁCH LÀM CHẢ CỐM TỪ CỐM TƯƠI

Chuẩn bị nguyên liệu làm chả cốm tươi:

  • 300g cốm tươi
  • 600g thịt nạc vai, xay 2 lần cho nhuyễn
  • 400g giò sống
  • Nước mắm

Các bước làm món chả cốm từ cốm tươi:

1. Cốm tươi, thịt và giò sống ta trộn chung với nhau cho thật đều, nêm nước mắm và tiêu. Lượng nước mắm tùy theo giò sống chỗ bạn có đậm hay nhạt. Lưu ý món này không nên cho hành tỏi vì sẽ làm mất mùi cốm.

2. Trộn xong ta chỉ việc nặn thành từng viên nho nhỏ, dẹt dẹt. Nặn cho hết chả thì bắc xửng hấp qua cho se mặt chả. Bước này để chả cốm không bị chảy nước khi tán.

3. Cuối cùng chỉ việc gắp từng miếng chả cho vào chảo nóng nhiều dầu, rán nhỏ lửa tới khi chín vàng.

Cách 2: CÁCH LÀM CHẢ CỐM NGON TUYỆT TỪ CỐM KHÔ

Chả cốm từ cốm khô tuy không bao giờ ngon bằng cốm tươi, nhưng cũng đủ làm vừa lòng tất cả mọi người thưởng thức.

Chuẩn bị nguyên liệu làm chả cốm từ cốm khô ngon như ngoài hàng:

  • 4 lạng giò sống
  • 2 lạng nạc vai xay
  • 1,5 lạng cốm khô
  • 2 hột gà
  • Lá chuối hoặc lá sen, nước mắm, dầu ăn

Cách làm chả cốm từ cốm khô thật ngon

1. Cốm nhặt sạch những hạt lép, hỏng, cho vào bát đập 2 quả trứng gà trộn lên để cho cốm mềm ra.

2. Cho thịt xay, giò sống, cốm trộn trứng vào trộn chung với nhau, nêm nước mắm và ít tiêu nhào lên cho đều kỹ. Sau đó gói chả vào lá chuối hoặc nặn chả thành viên vừa, cho vào nồi hấp 15 phút cho chín bề mặt.

3. Bắc chảo dầu thật nóng rồi cho chả đã hấp chín vào chiên nhỏ lửa cho chín vàng.

Theo Trần Trung (cách làm món ăn ngon)

Cách nấu CHÁO LƯƠN bổ dưỡng cho ngày đông

 

Món lươn là loại món ăn hấp dẫn, nhất là khi trời đổ lạnh. Lươn không chỉ ngon mà còn có tác dụng bồi dưỡng rất cao nhờ vào thành phần dinh dưỡng lớn, lươn còn chữa được nhiều bệnh như trĩ, phong thấp, tiêu chảy, liệt dương nhờ cách dùng thích hợp. 

Sau đây là cách làm món CHÁO LƯƠN hấp dẫn để tẩm bổ cho gia đình bạn:

Nguyên liệu nấu CHÁO LƯƠN ĐẬU XANH:

– Lươn: 3 lạng
– Gạo tẻ: 1/4 chén
– Đậu xanh sát vỏ: một nhúm (tùy ăn)
– 1/2 muỗng cafe bột nghệ hoặc 1 mẩu nghệ tươi giã nát
– Hành củ, muối, hạt nêm, hành lá, rau răm, ngò, tiêu, ớt bột, dấm.

Cách làm món ngon CHÁO LƯƠN:

 

Bước 1:

– Làm lươn cho sạch, moi ruột, vớt ra rổ, chà muối và dấm lên trên. Chà mạnh để lươn hết nhớt, cắt thành từng khúc vừa ăn rồi bỏ lên rổ cho thật ráo nước.

 

Bước 2:

– Lọc lấy phần thịt lươn, còn phần xương đem nấu với nước lọc khoảng 30 phút lấy nước dùng rồi vớt xương bỏ đi.

– Ướp lươn với  1 mcf muối, bột nghệ, hành củ băm, ớt bột trong 30 phút.

– Bắc chảo cho ít dầu rồi phi thơm vài lát hành khô rồi cho lươn vào xào chín, vớt ra ngoài để riêng.

– Gạo đãi sạch, để ráo. Đậu xanh đãi vài lần nước cho sạch, ngâm 30 phút đến 1 tiếng trong nước ấm.

– Bắc chảo làm nóng rồi cho gạo vào rang cho se hạt.

 

   
   
   
 

Bước 3:

– Cho gạo, đậu xanh vào nồi, cho thêm nước dùng xương lươn ban nãy, châm thêm nước vào đủ nấu cháo. Vặn lửa nhỏ nấu tới khi nào gạo và đậu bung chín nhừ, nêm 1mcf muối, 1/2mcf hạt nêm, nêm nếm lại cho vừa miệng.

 

Bước 4:

– Rau răm, hành lá, ngò rửa sạch, xắt nhỏ.

 

Bước 5:

– Cháo mềm, nêm nếm vừa miệng rồi nấu tiếp vài phút cho quyện rồi tắt bếp, cho thêm hành lá vào nồi.

 

Bước 6:

– Múc cháo ra tô, gắp vài lát lươn xào bỏ vào rồi rắc ngò, rau răm, ăn nóng.

Theo Cún Khang (cách nấu cháo lươn ngon)

Cách nấu món CHÈ KÊ NẤU ĐẬU XANH kiểu HUẾ

 

Chè kê là món ăn cổ truyền của nước ta, mỗi vùng miền lại có một kiểu nấu chè kê hơi khác nhau nhưng nói chung đều ngon cả.  Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm chè kê theo kiểu Huế, nấu kê với đậu xanh rồi ăn với bánh tráng.

Nguyên liệu cho món CHÈ KÊ kiểu Huế:

– Hạt kê: 1 chén
– Đậu xanh cà: nửa chén
– Đường, muối, bánh tráng nước ăn kèm nếu thích.

Cách làm CHÈ KÊ đậu xanh kiểu Huế:

 

Bước 1:

– Đậu đãi nhiều lần cho sạch, ngâm vào nước pha tí muối trong 1 tiếng.

 

Bước 2:

– Trút đậu vào nồi nấu chín rồi nghiền nhuyễn.

 

Bước 3:

– Kê đãi sạch qua nhiều lần nước, sau đó ngâm nước lọc 1 tiếng.

 

Bước 4:

– Vớt kê ra cho vào nồi, thêm nước cao 1 lóng tay để nấu cho kê nở, khi nấu nhớ khuấy liên tục. Nấu nửa chừng thì cho đậu xanh vào nấu chung. Nêm đường vừa đủ khẩu vị.

 

Bước 5:

– Nấu tới khi kê nở nổi hẳn lên trên là được. Nêm nếm lại muối đường cho vừa miệng rồi tắt bếp. Khi ăn bẻ miếng bánh tráng xúc lấy chè kê rồi ăn cả bánh, hoặc ăn bằng muỗng.

Theo Cún Khang

Cách làm CHẢ CÁ LÃ VỌNG ngon bất ngờ

Chả cá Lã Vọng là món ăn nổi tiếng thế giới và thuộc loại ‘gia truyền’ của một hàng quán tại phố Chả Cá, Hà Nội. Chính vì vậy nên khó mà lọt được bí quyết làm món này ngon ra ngoài. Tuy vậy nếu không có điều kiện để thưởng thức chính gốc, bạn có thể làm theo công thức học lỏm sau đây, món chả cá thành phẩm trông cũng rất giống và thơm ngon, hấp dẫn.
  • – Cá lăng (1kg thịt cá) / Có thể dùng cá lóc, cá tầm nhưng cá lăng là ngon và chuẩn nhất
  • – Mỡ cá để chiên.
  • – Thì là: một bó
  • – Hành lá: 10 cây, chọn hành củ to
  • – Mẻ: 4 muỗng canh
  • – Đường: 2 muỗng canh
  • – Mắm tôm: 1 muỗng canh
  • – Bột nghệ: 1/4 muỗng canh
  • – Riềng giã nhỏ: 40g
Ăn kèm: đậu phộng rang (bỏ vỏ không giã), mắm tôm pha chanh đường đánh sủi bọt, bún hoặc cơm, dưa góp chua ngọt tùy thích…

Bước 1:

– Mẻ lọc lấy nước mịn.

Bước 2:

– Cá làm sạch, dùng khăn thấm cho ráo nước rồi cắt thành miếng vừa ăn. Nhớ giữ lại phần mỡ cá.

Bước 3:

– Ướp cá với riềng, đường, mắm tôm, mẻ, nghệ đã chuẩn bị trong 45 phút cho ngấm.

Bước 4:

– Trong lúc ướp thì rửa hành và thì là. Hành cắt phần xanh ra riêng thành khúc dài, phần đầu và cổ hành cắt mỏng. Thìa là rửa sạch, thái khúc ngắn.

Bước 5:

– Bắc vỉ lên bếp than cho cá vào nướng cháy xém 2 mặt. Trong khi nướng quết dầu ăn lên mặt cá cho cá khỏi bị khô.

Bước 6:

– Cá nước sém rồi thì bắc chảo, cho phần mỡ cá vào rán cho chảy thành dầu.

Bước 7:

– Trút cá vào chiên chín vàng.


– Nhanh nhẹn cho thìa là và hành vào đảo nhẹ là xong món chả cá kiểu Lã Vọng. Ăn ngay trên chảo nóng là ngon nhất! Ăn kèm lạc rang, mắm tôm pha đường chanh đánh sủi bọt và bún hoặc cơm tùy ý.

Bảo Tọa (theo cách nấu món ăn ngon)

Cách nấu CANH BÓNG THẢ thơm ngọt mát lành

Món canh bóng mọc thả thường có mặt trong các mâm cỗ truyền thống. Đây là món ăn ngon hấp dẫn nhiều người với vị ngọt của nước dùng gà, mùi thơm hấp dẫn của gừng và viên mọc, nấm hương.

  • Bóng bì: 1/2 lạng
  • Tôm tươi: 1,5 lạng
  • Giò sống: 2 lạng
  • Nấm hương: 10 cái
  • Cà rốt, su hào, bông cải: mỗi thứ nửa cái
  • Thịt thăn heo: 1 lạng
  • Hành lá, ngò rí, gừng, rượu trắng, gia vị các thứ
  • Xương gà rửa sạch, cho vào nồi cho thêm nước và 1 mẩu gừng to đập dập vào nấu lấy nước dùng, nhớ hớt bọt cho sạch.
  • Thịt thăn heo luộc chín. Thái miếng vừa ăn.
  • Bóng bì ngâm nước vo gạo rồi xát qua gừng, rửa qua rượu trắng để khử mùi và làm trắng bóng bì. Xả bóng bì lại với nước lạnh cho sạch. Để ráo. Thái miếng nhỏ vừa ăn.
  • Tôm lột vỏ rút chỉ bỏ đầu đuôi, xẻ dọc lưng để khi chín tôm banh ra cho đẹp.
  • Nấm đông cô ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch, cắt chân rồi nhồi (ịn) giò sống vào mặt dưới của nấm. LÀm lần lượt cho hết giò sống. Luộc nấm cho vừa nổi thì vớt ra.

  • Su hào, cà rốt, súp lơ rửa sạch kĩ rồi xắt miếng vừa ăn. Chần qua nước sôi cho gần chín rồi xả lại nước lạnh.
  • Bắc chảo cho ít dầu rồi cho su hào, cà rốt, súp lơ, bóng bì vào xào cho rau vừa chín, đừng xào nát.

Thưởng thức

  • Nồi nước dùng nấu sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

  • Chuẩn bị tô để múc canh. Xếp rau củ các thứ vào tô cùng thịt thăn, bóng bì, tôm tươi, nấm hương bọc giò sống, hành lá thái nhỏ lên. Trước khi ăn chan nước dùng nóng hổi vào. Ăn nóng.

Yêu cầu

  • Canh bóng thả ngon khi nước dùng ngọt thanh, rau củ chín nhưng giòn, nấm mềm, mọc thơm, bóng dai ngon không để lại mùi.

Bảo Tọa (cách nấu món ăn ngon)

Cách nấu món BÚN SƯỜN CHUA hấp dẫn đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình

Bún sườn chua ngon bởi cái hấp dẫn đặc trưng của sườn non, giò sống, hòa trong nước chua ngọt giúp món ăn không bao giờ bị ngán.

Nguyên liệu chuẩn bị cho món bún sườn chua:

  • Sườn non: nửa kí
  • Giò sống: 2 lạng
  • Nấm mèo: 3-5 cái
  • Dọc mùng: 1 bó
  • Cà chua: 2 trái
  • Me chua: 1 trái
  • 1/4 trái dứa
  • Hành củ: 2 cái
  • Mùi tàu: 1 bó
  • Bún, gia vị các thứ

Cách làm bún sườn chua thơm ngon hấp dẫn:

Sơ chế nguyên liệu:

– Cà chua bổ múi cau. Me cạo vỏ, bẻ nhỏ. Dứa thái nhỏ. Hành tím băm nhỏ. Mùi tàu thái nhỏ.

– Dọc mùng tước xơ, thái khúc vừa ăn rồi ngâm nước muối loãng 10 phút. Đeo găng tay vào vắt dọc mùng cho ra nước. Rửa lại nước lạnh. Bắc nồi nước nấu sôi rồi chần dọc mùng qua rồi vớt ra dĩa.

– Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho mềm, rửa sạch rồi thái vụn. Trộn chung với giò sống + 1/2 mcf tiêu + 1/2 mcf hạt nêm. Vê thành viên nhỏ vừa ăn.

– Sườn rửa sạch trụng qua nước sôi rồi xả lại nước lạnh cho sạch, để ráo, sau đó chặt khúc vừa ăn, ướp với chút muối, hạt nêm, tiêu 20 phút.

– Bắc nồi lên bếp cho ít dầu ăn làm nóng rồi phi thơm hành củ băm, sau đó cho sườn vào xào săn.

– Châm nước ngập sườn. Cho me vào cùng nấu sôi, nhớ hớt bọt. Vặn nhỏ lửa ninh tới khi sườn mềm thì vớt sườn và me ra.

Thực hiện nấu bún sườn chua

Châm thêm nước vào nồi cho đủ ăn, rồi cho mọc vào nấu tới khi mọc chín nổi lên thì vớt mọc ra riêng. Cho me đã nấu sôi cùng sườn ban nãy vào chén nước nóng, dầm me cho nhừ, rồi đổ trở lại vào nồi nước dùng. Cho tiếp cà chua và dứa vào nấu chín mềm. Nêm thêm đường và muối cho vừa vị chua ngọt.

Khi ăn xếp bún – sườn – mọc – cà chua – dọc mùng rồi chan nước dùng ngập bún, rắc tiếp hành ngò, ăn với rau thơm như tía tô, ngò, và các loại rau sống tùy thích.

Móc bún sườn chua tuy không kỳ công nhưng chắc chắn sẽ mang lại cho gia đình bạn một bữa ăn thích thú và bổ dưỡng.

Bảo Tọa

 

Cách làm BÁNH ĐÚC LÁ DỨA

Bánh đúc lá dứa hay bánh đúc ngọt là kiểu bánh đúc đặc trưng của miền nam, với kết cấu dai dai, vị thơm của lá dứa, ăn cùng nước cốt dừa, mè rang.

Nguyên liệu làm BÁNH ĐÚC LÁ DỨA

  • – 1,5 lạng bột gạo
  • – 1,5 lạng bột năng
  • – 1 bó lá dứa
  • – Màu thực phẩm xanh lá cây (nếu muốn xanh bắt mắt)
  • – 2 thìa canh dầu ăn
  • – 2 lạng đường thốt nốt hoặc đường nâu
  • – Mè rang
  • – 1 chén nước dừa
  • – Gừng vài lát đập dập.

Cách làm bánh đúc ngọt:

– Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, xay nhuyễn cùng 200ml nước rồi lọc bã, lấy độ 250ml nước cốt.

Nhào bột: Bánh đúc ngọt làm vân hai màu nên ta chia bột ra làm 2 phần:

  • Bánh màu trắng: 75g bột năng + 75g bột gạo + 250ml nước + chút muối + 1 thìa cafe dầu ăn. Trộn lên cho đều.
  • Bánh màu xanh: 75g bột năng + 75g bột gạo + 250ml nước cốt lá dứa (không đủ thì châm nước thêm) + 1 thìa cafe dầu ăn + màu xanh tùy thích. Quậy lên cho đều.
  • Để bột nghỉ 20 phút.

Đúc bánh:

Lấy khuôn làm bánh ra, quết lớp dầu ăn mỏng vào mặt khuôn, để sẵn.

Bắc một lúc hai cái nồi lên bếp, cho mỗi hỗn hợp vào một nồi, vừa nấu vừa quậy cho bột mịn, chín tới và còn dẻo nóng thì nhanh tay trút hai chỗ bột vào với nhau trộn lên để tạo vân.

Rồi nhanh tay ép bột vào khuôn. Đợi nguội.

 

Trong lúc chờ cho nguội, ta làm nước cốt dừa:

  • Bắc cái nồi nhỏ, cho nước cốt dừa vào nấu sôi rồi thêm 1 muỗng cafe đường, chút muối, 1/2 muỗng cafe bột năng (đã hòa tan trong nước), 1/2 muỗng cà phê bột gạo, xíu nước lạnh, khuấy lên cho đều, nấu cho sền sệt lại. Nếm cho vừa béo ngọt mặn là ok.

Làm nước đường:

  • Bắc cái nồi, cho đường vào cùng 200ml nước, 2 -3 lát gừng, nấu cho đường tan ra, khuấy cho hơi dẻo như đường ăn tào phớ đậu hũ.

Khi bánh nguội thì lấy khỏi khuôn, cho ra dĩa, chan nước cốt dừa và nước đường, rắc mè rang lên. Ăn rất ngon!

Bảo Tọa

Cách làm VỊT QUAY CHAO LẠNG SƠN

VỊT QUAY LẠNG SƠN quay cùng lá mắc mật, thêm chao nữa để miếng thịt càng thêm đậm đà. Công thức do Thái Sơn (Văn Lãng, Lạng Sơn) chia sẻ.

Nguyên liệu:

 

 Vịt béo 1 con khoảng 1,5kg

Chao 4 miếng, 1 thìa mật ong

1 nắm lá mắc mật

1 thìa canh tương khô

4 của hành to

1 củ tỏi, giấm 1 bát nhỏ

 

Cách làm:

 

– Vịt rửa sạch, bôi qua chút rượu trắng để khử mùi, chú ý lấy phổi ra bỏ đi
– Lá mắc mật băm nhuyễn, hành băm nhuyễn, tỏi băm nhuyễn, trộn đều với chao, tương khô, cho thêm ít bột ngọt nhồi vào bụng vịt, khâu kín lại phần cổ dùng dây thắt lại.
– Dùng 1 chiếc kim tiêm luồn nhẹ vào phần chân vịt được cắt ra luôn lên phần đùi bơm phông da vịt lên, lau sạch khô,
– Lấy mật ong hòa dấm xoa đều khắp người con vịt,
– Bỏ vào lò nướng 30p, rồi bỏ ra chao trên dầu nóng khoảng 20p cho vịt vàng đều óng,
– Lưu ý cắt chân, đầu, cánh cắt 1 nửa,
– Đây là cách làm vịt quay lạng sơn kết hợp với chao, chúc mọi người thành công

KHÁM PHÁ MÂM CỖ ĐẬM VỊ NÚI RỪNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở LAI CHÂU

Ẩm thực của người Thái ở Lại Châu nói riêng và người Thái nói chung là một nền ẩm thực lâu đời, dựa trên sự kết hợp những nguyên liệu trên rừng dưới suối với các loại gia vị thảo mộc tự nhiên không chỉ đậm đà, kích thích khẩu vị mà còn tốt cho sức khỏe. Các món  ăn của người Thái không được trình bày bắt mắt, nhưng khi thưởng thức xong, ai cũng có thể nghiện vì sự quyến rũ của hương vị núi rừng.
Sau đây mời các bạn điểm qua những món ăn độc đáo của người Thái trắng trong dịp lễ hội Then Kin Pang, ở Khổng Lào (Lai Châu). Đây là một lễ hội văn hóa tâm linh quan trọng của người Thái, và cũng là dịp để bạn khám phá rất nhiều món ngon vật lạ của đồng bào Thái nơi đây.

Ăn cỗ là một phần không thể thiếu của dịp lễ hội, những mâm thức ăn đầy ắp, nghi ngút tỏa hương mời gọi.

Cá bống suối thịt chắc, ngọt, gói với lá dong rồi vùi tro tạo nên hương vị rất hấp dẫn.

Canh rêu, món ăn nổi tiếng của đồng bào vùng cao.

Pa Pỉnh Tộp – món cá nướng ‘danh bất hư truyền của người Thái.

Trong khi các nhà hàng trên thế giới mới bắt đầu phát hiện ra vị ngon của Dế mèn, thì loài côn trùng này đã có mặt trên bàn ăn của người Thái từ rất lâu rồi.

Ếch vùi trong tro, dậy mùi phưng phức.

Măng đắng – đặc sản mà người miền xuôi nào cũng muốn mang về nhà làm quà.

Nộm măng diềm ăn với các loại lá rừng.

Nộm rau sắng – hay còn gọi là rau mì chính. Loại rau  từng được nhiều văn nhân thi sĩ ca ngợi.

Thịt bò nướng của người Thái.

Trâu nấu nấu lá lồm.

Ve sầu chiên giòn cũng là một món lạ không thể bỏ qua.

Xôi nếp nương được nhuộm màu bằng màu sắc lá rừng tự nhiên.

Theo Lê Bích