Cách làm BÁNH PHỤC LINH LÁ DỨA thơm ngon

 

Bánh phục linh với vị thơm mát và kết cấu tan trong miệng độc đáo khiến cho không ai có thể chối từ. Bánh tuy ngon nhưng lại rất dễ làm với chỉ vài bước đơn giản.

Nguyên liệu làm:

– 3 lạng bột năng
– 3 lạng đường cát
– 15-20 cọng lá dứa
– 2 lạng dừa khô

Cách làm Bánh phục linh:

– Lá dứa rửa sạch, cắt khúc ngắn.
– Dừa vắt lấy 1 chén nước cốt, hòa với chút muối, bắc lên bếp nấu cho sền sệt lại rồi tắt bếp.
– Bắc chảo cho lá dứa vào rang khô chừng 5 phút, cho tiếp bột năng vào rang cho lá dứa giòn, bột chín thì tắt bếp.
– Dùng rây rây lấy bột, vứt bỏ lá dứa.
– Trộn bột + đường cho thật đều, sau đó rưới nước cốt dừa vào trộn cho thật đều.


– Cho bột vào khuôn, ép thật chặt, gạt bỏ phần thừa. Gỡ nhẹ khuôn bánh để lấy ra.
– LÀm lần lượt cho hết bột. Bánh làm xong đậy kín bảo quản nơi khô thoáng.

Bảo Thoa

Cách nấu CƠM GÀ LÁ DỨA NƯỚC CỐT DỪA

 

Món cơm hấp dẫn là sự kết hợp giữa cơm, thịt gà xé, nấm, nước dừa tạo nên hương vị thơm ngon hòa quyện.

Nguyên liệu:
– 2 lon gạo (nên mua gạo Tài nguyên hoặc Nhãn thơm)
– 1 con gà ta
– 5 cái nấm Đông cô
– Lá dứa (lá nếp)
– Cơm dừa nạo (1 trái)
– Nước dừa tươi
– Tỏi, gia vị

Cách làm CƠM GÀ NƯỚC CỐT DỪA:

– Gạo vo sạch, gút ráo.
– Lá dứa rửa sạch xay nhuyễn rồi trộn vào với dừa khô nạo > Vắt lấy nước đầu làm nước cốt.
– Cho nước cốt dừa dứa vào trộn với gạo, nêm 1 muỗng cafe hạt nêm, nấu như nấu cơm.
– Gà làm sạch chặt miếng, ướp 4 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng cafe muối, bỏ vô chảo với nước dừa tươi xâm xấp, nấu sôi, nêm nếm lại (nêm sao cho hơi nhạt một tí) rồi nấu tới khi gà chín nước keo lại gần cạn thì tắt bếp. Để gà nguội rồi xé sợi.
– Nấm ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, vắt ráo nước rồi cắt sợi.
– Bắc chảo cho dầu ăn, cho tỏi vào phi thơm rồi cho nấm vào xào. Tiếp theo cho gà xé sợi vào xào chung cho ráo nước, trút ra dĩa.
– Cơm nấu chín thì xới cho tơi, cho ra tô to, trộn chung với gà, nấm đã xào. Trộn thật đều.

pic3022
– Ăn nóng.

Đầu bếp Hạnh Nguyễn.

Cách nấu CHÈ SA KÊ

Món chè làm từ quả Sa kê giản dị, bổ dưỡng và cũng rất ngon miệng với cái bùi bùi của sa kê quyện trong vị béo thơm của nước cốt.

 

Nguyên liệu làm chè Sa kê:

– Sake: 1 trái
– Cơm dừa khô: 1 trái
– Vài cọng hành lá
– Bột gạo hoặc bột năng

Cách làm:

– Sa kê gọt vỏ xắt miếng nhỏ rồi ngâm vô nước muối loãng 15 phút cho trắng. Sau đó đem hấp chín.


– Cơm dừa hòa với nước ấm rồi vắt lấy nước cốt, để riêng. Cho tiếp nước ấm vào phần dừa đã vắt, vắt lấy nước dão dừa.
– Cho nước dão vô nồi, nêm 1/2 muỗng cafe muối + 3 muỗng cafe đường + vài cọng lá dứa (lá nếp), nấu sôi.
– Hòa nước cốt dừa với 2 muỗng cafe bột gạo (hoặc bột năng) cho tan. Chờ nước trong nồi sôi thì trút chén nước cốt dừa hòa bột vào khuấy đều. Sau đó rắc ít hành lá thái nhỏ vào (chỉ dùng phần màu xanh).


– Sa kê hấp chín rồi thì xắt miếng vừa ăn, cho ra chén, chan nước cốt đã nấu lên. Có thể rắc một ít đậu phộng rang dập lên cho thơm.

Bảo Thu

 

Cách làm CƠM CHIÊN GÀ CÁ MẶN

Cơm Rang Gà Cá Mặn thật ngon lành và hấp dẫn để chuẩn bị bữa ăn sáng cho gia đình.

* Nguyên liệu làm cơm chiên gà cá mặn:

– 1lon gạo,

– Nửa con gà

– 1 lạng cá mặn (cá basa cho ngon)

– 1 bó lá dứa (còn gọi là lá nếp), tiêu, đường, muối, nước mắm, bột ngọt, cà ri dầu, dầu mè, dầu ăn, xì dầu.

Cách làm cơm chiên gà cá mặn:

– Gạo đem vo rồi nấu thành cơm chung với bó lá dứa.

– Gà : chần sơ, ướp : 1 thìa cafe tiêu, nửa thìa cafe muối, 1 thìa cafe đường, 1 thìa cafe bột ngọt, 1 thìa cafe tỏi băm, 1 thìa cafe dầu mè, 2 thìa cafe dầu điều, 1 thìa cafe nước tương, 1 thìa cafe nước mắm, 1/2 thìa cafe  cari khô hoặc 1 gói cari nước => Ướp 20 phút rồi đem gà chiên vàng ,xé nhỏ

– Khô cá basa chiên vàng, xé nhỏ, ướp bột ngọt, tiêu, đường.

– Bắc chảo lên bếp cho dầu, hành tỏi băm vào phi thơm.

– Tiếp theo cho 1 quả trứng gà đánh tan vào, sau đó cho cơm vào đảo đều. Nêm vào 1 thìa cafe bột ngọt, 1 thìa cafe bột nêm, 1 thìa cafe đường, rắc hành lá cắt nhuyễn, gà xé sợi cho vào, và cá mặn xé sợi đảo đều, tắt bếp.

– Xới cơm ra tô, dọn dùng nóng với nước tương, ớt xắt khoanh

Đầu bếp Hằng Nguyễn

Cách làm BÁNH SU KEM ngon thơm

Bánh Su kem là món ăn vặt không bao giờ ngán của bao thế hệ học trò. Có lò nướng, bạn không thể nào không tập làm món này để chiêu đãi gia đình.

Nguyên liệu làm bánh su kem:

– 2,5 lạng bơ lạt
– 2,3 lạng bột mì
– 30g đường
– 3- 5g muối
– 1 lạng sữa tươi
– 8 cái trứng gà
– 300ml nước

Cách làm Bánh su kem:
*Làm vỏ bánh
– Cho bơ + đường + nước + sữa + muối lên bếp nấu tan
– 230g bột lược lại qua rây
– Hỗn hợp bơ đường nước => quậy tan hết sôi tắt bếp cho bột đã rây mịn vào lấy sạn gỗ quậy cho hỗn hợp quyện vào nhau ,cho vào máy đánh tốc độ chậm tiếp theo lần lượt cho từng quả trứng vào đến hết ( lưu ý kg cho trứng vào 1 lần mà cho từng trứng vào từ từ )sau đó cho máy đánh nhanh hơn tắt máy cho hỗn hợp vào túi bắt kem có đuôi sao ta bắt lên khay có lót giấy nướng bánh,bắt dài hoặc tròn tùy thích nướng trong lò 180 độ = 25′( lưu ý trong thời gian ta làm bột thì mở lò trước để đủ độ nóng mới cho bánh vào nướng)
* Làm hỗn hợp kem nhân bánh:


– 400ml sữa tươi cho lên bếp nấu sôi
– 4 -5 trứng gà lấy tròng đỏ +100g đường => đánh tan sau do cho 3m súp đầy bột mì vào + 1,5 súp bột bắp => đánh đều => cho sữa đã nấu vào từ từ hỗn hợp trứng .quậy tan ,lượt lại qua rây => cho lên bếp đánh tan cho 1m -2m (tùy thích) bơ lạt vào khi thấy đặc lại kg dính vào nồi ta cho 1 giọt vanila vào nhắc xuống cho nguội cho vào tủ lạnh
+ vỏ bánh su chín ta lấy ra cho nguội thì dùng kéo cắt 1 đường ở ngang giữa cho nhân kem vào hoặc khoét 1 lỗ nhỏ ở bên dưới bơm kem vào

Đầu bếp Nguyễn Hằng.

Cách làm BÁNH LƯỠI MÈO

Chỉ một vài bước nhỏ bạn đã có thể làm ra những chiếc Bánh Lưỡi Mèo có trong ký ức tuổi thơ của mỗi người, với hương vị tuyệt vời hơn. 
* Nguyên liệu:

– 2 lạng lòng trắng trứng
– 2,5 lạng bột mì
– 2,2 lạng đường
– 1,8 lạng bơ

* Cách làm bánh lưỡi mèo:

– Bơ để nhiệt độ phòng, dùng phới lồng đánh cho mềm một chút
– Lấy máy đánh trứng đánh tan trứng và đường
– Cho hỗn hợp trứng,đường vào bơ trộn đều
– Tiếp theo cho bột mì vào trộn đến khi đồng nhất
– Cho phân nửa lượng bột vào túi bắt bông kem
– 1/2 lượng bột còn lại trộn vào bột cacao rồi cho vào túi bóp kem
– Dúi đui tròn 5 ly ,bóp từng dải bột trên giấy nướng khoảng 6cm , có thể bơm từng loại bột hoặc mix 2 loại bột
– Bật lò nướng 180 độ nướng trong 15 phút là xong.

Theo Yeubep

Cách làm CANH CÁ ĐIÊU HỒNG NẤU NGÓT

Món canh giản dị, ngọt thanh mang lại gia đình bạn bữa ăn ấm áp và đầy đủ dưỡng chất.

 

Nguyên liệu:

  • CÁ điêu hồng: Con chừng 7 lạng
  • 2 trái cà chua, 1 củ hành tây, hành lá, cần tây, ớt, tỏi, tiêu, gia vị.

Cách làm:

– Cá làm sạch, rửa qua rượu trắng rồi lau thật ráo.

– Rau củ rửa sạch.

– Bắc chảo cho tỏi băm vào phi thơm với chút dầu, cho cà chua và hành tây (đã thái múi cau) vào xào, nêm chút hạt nêm, đường.

– Châm nước đủ nấu canh rồi nấu sôi. Cho cá vào nấu tới khi chín cá. Nêm lại vừa miệng. Rắc rau cần thái khúc, hành lá thái nhỏ vào. Tắt bếp.

– Múc canh ra tô, rắc ớt, tiêu vào. Ăn nóngvới cơm.

Hoàng Gia

Cách nấu BÚN BÒ HUẾ đơn giản mà ngon

BÚN BÒ HUẾ là món ăn được xếp vào 50 món ngon nhất thế giới, rất phổ biến ở khu vực phía Nam đất Việt đặc biệt là Huế và Sài Gòn. Bún bò Huế có những hương vị khác nhau theo gia truyền nhưng về căn bản vẫn trung thành với hương vị sả, ớt rất đặc trưng. 

Nguyên liệu làm món Bún bò Huế:

  • 9 lạng bắp bò
  • 9 lạng đuôi bò
  • 9 lạng móng giò heo (móng chân trước)
  • 4,5 lạng chả lụa hoặc chả bò
  • 4,5 lạng tiết heo luộc xắt miếng vừa ăn.

Nước dùng:

  •  Nước luộc từ xương gà
  • 10 cây sả, đập dập đầu
  • 2 củ hành tây loại to, chẻ đôi
  • 45g muối
  • 30g đường
  • 30g bột tôm
  • Nước mắm
  • Bột ngọt
  • 2 muỗng canh mắm ruốc

Tạo màu và mùi vị

  • 45g hạt điều đỏ
  • 45ml dầu ăn
  • 30g hành tím
  • 30g tỏi

Rau ăn cùng

  • Húng quế, giá, bạc hà, chanh, ớt, bắp chuối + 500ml nước + 1 trái chanh

Bún sợi to hoặc nhỏ tùy thích.

Cách làm:

Bước 1:  Rửa thịt

– Thịt xương cho hết vào nồi, cho nước vào nấu sôi, vớt bọt. Vớt thịt ra xả lại nước lạnh rồi để ráo.

Bước 2: Nấu nước dùng

Bắc nồi nhỏ, cho 1 chén nước vào bật lửa làm nóng rồi cho 2 muỗng mắm ruốc vào khuấy đều, đợi sôi. Vớt bọt, chờ cho mùi mắm dịu lại thì tắt bếp, đợi nước lắng trong, chắt phần nước trong ra để dùng tới sau này.

Cho thịt, nước xương gà, hành tây, sả vào nồi to đầy nước (đủ dùng để ăn bún), nấu sôi rồi vặn nhỏ lửa riu riu, nêm chút muối. Sau khoảng 1 tiếng vớt giò ra. Còn thịt bò ninh 2-3 tiếng cho mềm.

Thịt và giò chín vớt ra để nguội. Bắp bò xắt lát mỏng. Móng giò chặt khoanh vừa ăn. Nồi nước dùng sau khi vớt thịt ra rồi thì hòa nước mắm ruốc đã lắng trong lúc nãy vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Bước 3: Làm chất thơm và tạo màu

Bắc chảo cho hạt điều vào xào cho ra màu đỏ, rồi vớt bỏ hạt. Thêm vào dầu màu điều hành, tỏi phi thơm. Rưới hỗn hợp này vào nồi nước lèo.

Bước 4: Làm hoa chuối:

Chuẩn bị chậu nước nhỏ, vắt 1 trái chanh. Hoa chuối bỏ vỏ, xắt thành sợi mỏng, xắt tới đâu cho vào nước pha chanh ngâm tới đó, xắt xong ngâm tiếp chừng 30p rồi vớt ra để ráo.

Bước 6:  Thưởng thức

Bún trụng nước sôi cho rời, bỏ vô tô, thêm chả, thịt, móng giò , huyết rồi chan nước lèo.

Ăn bún với giá, bắp chuối và rau sống các thứ.

 

Theo Như Lan (Hungry H) (Khám phá)

Cách nấu LẨU RIÊU CUA BẮP BÒ ngọt ngào ấm áp cho mùa đông

Lẩu Riêu Cua Bắp Bò là món ăn rất hấp dẫn mọi người nhờ vào vị ngọt ngào tự nhiên của nước cua hòa quyện với miếng thịt bò mỏng mềm.

Nguyên Liệu làm Lẩu riêu

(cho 4-5 người ăn)

-8 lạng cua đồng xay lọc vỏ
– 1 ký thịt bắp bò cắt mỏng
– 1 ký xương ống lợn nấu lấy 1.5 lít nước dùng
– Cà chua khoảng nửa kí
– Đậu phụ rán vàng (khoảng 3 lạng)
– Bún tươi
-4 cái quẩy
– Hành tiều, tỏi, dấm bỗng hoặc 4 trái me sống (50gr), hành phi vàng, 2 giọt màu điều.
– Các loại rau ăn kèm gồm có bắp chuối bào, salad, hành lá, bông hẹ, ngò gai, tía tô, giá v.v…
-Gia vị : mắm tôm, muối, đường, hạt nêm & nước mắm.

Đầu tiên ta nấu nước dùng từ xương ống heo, cái này có thể nấu sẵn trước 1 ngày hoặc ko có nhiều thời gian có thể thay cho 5-6 lon nước súp gà.

Tiếp theo ta cho cua đồng xay lọc bỏ sạch vỏ, cho 1 thìa nhỏ muối và cho lên bếp nấu lửa riu riu, từ từ riêu cua sẽ nổi lên mặt nước. Vớt riêu cua ra bỏ riêng vào tô.

Nếu bạn có điều kiện sử dụng cua đồng tươi sống thì làm theo các bước như sau: Tách mai cua, rỉa gạch bỏ riêng. Xay cua lọc bỏ xác. Bắt lên bếp cho lửa riu riu , khuấy đều 10 vòng cùng 1 chiều để khi khối cua nổi lên nhìn đẹp mắt.

Phần gạch cua ko trộn chung với nước cua mà để riêng ra chén , đập dập vài cọng đầu hành phi với dầu nóng rồi cho phần gạch cua vào, nêm tí muối , bột ngọt, nước mắm , tiêu… Sau khi nấu xong nồi nước dùng, lúc múc nước lẩu ra ta cho 1 ít phần gạch cua đã xào lên mặt. Hoặc cách 2 là cho phần gạch cua thẳng vào nồi nước có riêu cua trong đó, để khi vớt riêu ra, riêu có màu thật đẹp mắt.

 

Cà chua thái múi cau, phi tỏi và đầu hành cho thơm cho cà vào đảo sơ. Nếu dùng cua đông lạnh không có gạch cua,  bạn cho vào 2 giọt màu điều cho có màu đẹp. Nêm nếm tí xíu gia vị như muối, đường & hạt nêm. Sau đó cho 1.5 nước dùng + với nước cua đồng nấu riêu lúc nảy. Khi nước sôi lên lại, cho dấm bỗng vào hoặc cho me đã nấu chín, dầm nát ra lấy nước chua để thay dấm bỗng.

Sau cùng nêm nếm lại với 1 thìa nhỏ mắm tôm, muối, đường cho vừa ăn.

Trình bày: Cho riêu, đậu hủ và nước vào cái lẫu, cuối cùng cho hành phi, ngò gai và tía tô xắt nhuyễn lên trên. Khi ăn đến đâu nhún vào đến đó. Ăn kèm bún hoặc giò cháo quẩy rất ngon miệng. Chấm với nước mắm ớt nguyên chất hoặc mắm tôm.

Theo Madison Pham.

Cách làm TÀO PHỚ không thạch cao

Tào phớ (còn gọi là tàu hủ, đậu hũ) là món ăn hấp dẫn từ bao đời nay, nhưng khi ăn nó nhiều người vẫn e ngại với thạch cao phi. Thật ra bạn hoàn toàn có thể tự làm ở nhà một cách ngon lành mà không cần dùng tới chất thạch cao có hại.

Món này muốn thành công bắt buộc phải tuân theo tỉ lệ thật chính xác như một bài toán học, không thể gia giảm như những món ăn khác được.

Nguyên liệu: 6-8 chén tàu hủ
100gr đậu nành
700ml nước
1 muỗng (sữa chua) đường nho (GDL) =1/8 (vung đầy) teaspoon
3 cọng lá dứa
100gr đường thẻ + 300ml nước+50gr gừng+1 tí muối.

“Công thức: ngâm 100gr đậu nành khoảng 6-8 tiếng, bóc vỏ, bỏ máy xay sinh tố xay nhuyễn với khoảng 700ml nước rồi lọc thành nước đậu nành, bắc lên bếp nấu sôi, cho 2 cọng lá dứa vào và hớt bọt (khuấy thường xuyên kẻo bị dính nồi).

Chuẩn bị 1 thau sạch, khô, pha 1 muỗng (muỗng dùng để ăn sữa chua) đường nho (chỉ 1 muỗng lưng thôi, nhiều quá bị hư đấy) với 1 chút xíu nước đun sôi để nguội, tráng đều quanh thau.

Nước đậu nành sôi thì đỗ nhanh vào thau đường nho, hớt thật nhẹ bọt trên mặt (không được khuấy nữa), để thau đậu cho yên, không rung lắc hay chao đậu. Khoảng 15-20 phút là có món tào phớ (đậu hủ) để xơi rồi.”

 

Nước Đường: Cho đường + nước vào nấu sôi, chụm lửa riu riu kẻo cháy vành nồi. Cho vào 1 cọng lá dứa, cắt đôi hoặc 3 rồi cột lại cho gọn ràng. Gừng thái mỏng cho vào và cuối cùng cho tí xíu muối. Thắng đến khi đường xắt xuống còn 1/3, dùng chiếc đũa múc lên thấy có độ hơi sệt là được.

Đường Nho là gì?

Đường Nho (Glucono delta-lactone) thường viết tắt GDL là một chất xúc tác đã được dùng rất phổ biến trong việc sản xuất mật ong, rượu, nước trái cây, vv.. vv.. Đường Nho GDL ở dạng bột trắng có tính trung hòa, nhưng khi hòa tan vào nước sẽ có tính acid vì thế đã được dùng như chất xúc tác để tạo độ kết tủa cho một số loại thực phẩm, trong đó có Tầu Hũ Nước Đường và Đậu Hũ ở nước ta. (Nguồn: bếp gia đình)

Các bạn lưu ý, hiện trên thị trường có một số nguồn cung cấp sản phẩm đường nho được sản xuất từ Ý, Pháp, Hy Lạp và kể cả Trung Quốc. Giá cả dao động hơi đắt nhưng không đáng kể vì mỗi lần dùng không đáng là bao….hàng nhập của Ý, Pháp hoặc Hy Lạp mắc gấp 3 gấp 4 lần hàng TQ. Nên các bạn hãy thận trọng…chánh vỏ dưa gặp vỏ dừa…vì trên thực tế thạch cao phi không độc như ta tưởng vì nó không chứa hàm lượng ami-ang, chất ung thư….chỉ ngại thạch cao được sản xuất từ TQ mà thôi.

Theo Madison Pham