Thêm một cách làm SƯỜN NẤU ĐẬU đơn giản mà ngon

Sườn nấu đậu có thể dùng chấm với bánh mì hoặc ăn với cơm đều ngon.  

Nguyên liệu làm món sườn nấu đậu sốt cà:

  • Sườn non: 1kg
  • Khoai tây: 6 củ
  • Đậu trắng: 1 lạng
  • Đậu Hà Lan: 1 lạng
  • 400ml sốt cà
  • Chút bột năng, hòa tan trong nước (nếu ăn chấm bánh mì)

Cách làm sườn nấu đậu sốt cà:

1. Sườn rửa sạch chần qua nước sôi rồi xả lại nước lạnh, xếp vào nồi hoặc chảo sâu.

2. Cho vào nồi hành tím băm, hạt nêm và nước, vặn lửa để ninh sườn.

3. Khi sườn chín gần mềm thì cho khoai tây đã gọt vỏ xắt miếng nhỏ vào hầm cùng.

4. Khoai tây mềm thì cho sốt cà + 200ml nước lọc. Đợi nước sôi lại thì cho đậu trắng và đậu Hà Lan vào. Nếu ăn chấm bánh mì thì hòa tan bột năng rồi đổ vào nồi, khuấy đều cho nước sánh lại.

6. Nêm nếm gia vị vừa miệng, nấu tới khi đậu mềm vừa ý là được.

Theo Bạch Hạc (cách nấu món ăn ngon)

 

Read More...

Cách làm LẨU GÀ SAY RƯỢU cho tiệc Tất Niên ấm cúng

 Tiệc Tất niên là dịp để người trong gia đình họp mặt, hòa trong không khí ấm cúng là thưởng thức những món ăn ngon. Cách nấu món lẩu gà sau đây sẽ mang lại cho bữa tiệc tất niên của gia đình bạn một hương vị khó quên.

Nguyên liệu nấu lẩu gà say rượu: (giành cho 2 người ,nếu nhiều người thì nhân lên)

  • Nửa con gà
  • 350ml nước luộc gà
  • 250ml nước
  • 100ml rượu nấu ăn
  • 30g hành lá (thái khúc dài chừng 3cm)
  • 40g gừng thái nhỏ
  • 10g hoa hồi
  • 10g tiêu
  • 30g cà rốt
  • Gia vị ướp: 1,5g muối + 1,5g hạt tiêu
  • 2 lạng cải thảo
  • Nấm hương tươi

 

Cách làm lẩu gà ngon:

Bước 1: Gà chặt miếng vừa ăn rồi ướp với các gia vị đã liệt kê trong 15 phút.

Bước 2: Cải thảo và nấm rửa sạch, cắt nhỏ bớt.

Bước 3: Bắc chảo đun nóng, cho dầu vào rồi cho hành lá, gừng vào phi thơm rồi cho gà vào đảo 2 phút.

Bước 4: Thêm hồi, tiêu, nước nấu gà, nước lọc, rượu nấu ăn vào nồi, nấu sôi rồi chuyển gà ra nồi lẩu. Ăn kèm cải thảo, nấm hương.

Bạn có thể thêm thịt hoặc rau các loại khác tùy thích.

Vậy là món lẩu gà đã xong, hãy thưởng thức ngay khi còn nóng, cùng bún hoặc mì, cơm đều ngon nhé!

Bảo Tọa (cách nấu lẩu ngon)

Read More...

Cách làm BÁNH TÉT LÁ CẨM CHAY

Bánh tét lá cẩm chay sẽ là món ăn ngon đầy đặn hương vị Tết cho bữa chay của gia đình bạn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm bánh tét lá cẩm chay bao gồm:

  • 1 ký nếp
  • 3 lạng đậu xanh
  • Lá cẩm, lá dứa
  • 3 lon nước cốt dừa
  • Tiêu, đường, muối

Cách làm món ăn ngon ngày Tết bánh tét lá cẩm  chay

Làm nhân bánh chay:
Đậu xanh: Rửa sạch, ngâm khoảng 1h. Sau 1h, rửa lại lần nữa, để ráo rồi cho một lon nước cốt dừa cùng với một thìa cà phê muối vào. Tiếp theo, các bạn bật bếp đặt nồi đậu xanh- nước cốt dừa nên đun. Khi đậu xanh đã chín, cho thêm 10 thìa cà phê đường vào, đảo đều và đun với lửa nhỏ trong khoảng 5 phút nữa là xong. Các bạn để đậu xanh nguội rồi tạo thành những hình trụ dài.

Làm lớp ngoài bánh:
Chia gạo nếp làm 2 phần đều nhau: một phần làm lớp vỏ lá dứa, còn phần kia làm lớp vỏ lá cẩm. Ngâm gạo nếp trong vòng 3h riêng với phần làm lớp vỏ lá cẩm sẽ cho thêm cả nước lá cẩm (đun lá cẩm lên để lấy được nước) vào cùng ngâm.
Với lớp vỏ lá dứa: Đặt chảo lên bếp, cho gạo nếp cùng với nước cốt dừa, muối, đường, nước màu lá dứa (cho lá dứa vào xay lọc lấy nước)  vào xào đều lên.
Với lớp vỏ lá cẩm: Cách làm tương tự như lớp vỏ lá dứa. Các bạn cũng cho gạo nếp vào cùng với nước cốt dừa, muối và đường rồi xào lên.
Khi xào nếp, các bạn không nên xào quá nhão, chỉ đủ để nước cốt dừa bám vào gạo là được.

Sau khi đã chuẩn bị xong những thứ ở trên, các bạn bắt đầu đi gói bánh.
Đặt một miếng nylon trong suốt loại dành cho thực phẩm lên bàn, cho một lớp vỏ lá dứa lên trải thật đều và phẳng theo hình chữ nhật trên đó, sau đó đặt một miếng nhân đậu xanh lên trên, khéo léo cuộn tròn lớp vỏ lại.

Trên lớp nylon đó, các bạn trải tiếp một lớp vỏ lá cẩm lên, nhớ là cũng phải trải cho thật đều và phẳng theo hình chữ nhật nhưng có kích thước lớn hơn so với lớp vỏ lá dứa. Sau đó đặt lớp vỏ lá dứa cuộn nhân lên và tiếp tục cuộn tròn lại. Khi đó, các bạn bỏ lớp nylon ra đặt lớp lá chuối vào và gói lại theo hình trụ như các loại bánh tét khác.

Dùng dây buộc theo cả chiều ngang và dọc của bánh cho chắc.

Khi gói xong, các bạn mang bánh đi luộc.
Đặt một nồi nước lên đun sôi, sau đó cho bánh tét vào. Khoảng 4h sau là bánh sẽ chín, các bạn vớt ra xả nước lạnh và để bánh ở nơi thoáng cho nhanh khô.

Theo Yeunoitro

Read More...

Cách làm BẮP BÒ NGÂM CHUA NGỌT

BẮP BÒ NGÂM CHUA NGỌT với hương vị đặc trưng của thịt bò quyện trong các loại hương gia vị thơm ngon giúp nó trở thành món ăn hấp dẫn trong các bữa tiệc, chiêu đãi.

Nguyên liệu làm món ăn ngon bắp bò ngâm dấm:

  • 3,5 lạng bắp bò
  • 2 tai vị (hoa hồi
  • 1 miếng quế nhỏ
  • 100ml nước mắm
  • 70g đường
  • 100ml dấm
  • 1 củ tỏi
  • 2 củ sả
  • 3 trái ớt
  • 1 nhánh gừng
  • Muối, hạt nêm, gia vị

Cách làm món ăn ngon bắp bò ngâm dấm chua ngọt:

 

Gừng, tỏi, sả bóc vỏ. Sả cắt khúc ngắn. Ớt cắt dọc bỏ hạt.

Bắp bò bỏ mỡ, rửa sạch,để ráo, ướp với quế hồi tán nhuyễn sau đó luộc chín trong nước + muối + hạt nêm + sả + gừng.

 

 

Bắp bò chín thì vớt ra cho vào tô nước đá lạnh để thịt nguội hẳn, vớt ra để ráo.

 

Bắc nồi nhỏ lên bếp, nêm dấm, nước mắm, đường, chút nước lã vào nấu sôi, khi nấu nêm nếm cho vừa khẩu vị. Vặn lửa nhỏ nấu cho tan đường. Để nguội.

 

 

Lọ thủy tinh tráng qua nước nóng cho sạch sau đó xếp bắp bò vào, xếp tiếp tỏi, ớt xen kẽ. Sau đó đổ nước dấm mắm đã nấu vào, đậy kín nắp. Sau 3 ngày là ăn được.

 

Khi ăn thái lát mỏng. Bắp bò ngâm dấm ăn kèm củ kiệu, tỏi, ớt, chuối chát cuốn bánh tráng đều ngon.

Theo Thu Trang (cách làm món ăn ngon)

Read More...

Cách làm GÀ NHỒI THẬP CẨM đơn giản mà ngon miệng

Gà nhồi rau củ thập cẩm là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng cách làm hoàn toàn đơn giản. Món này rất thích hợp để đãi tiệc tất niên, lễ giỗ…

Nguyên liệu làm gà nhồi xôi thập cẩm:

  • – Gà ta: 1 con
  • – Phần nhân 1: 2,2 lạng nếp, 50g hạt bobo, 5 trái táo đỏ, 5 hạt dẻ, 10 hạt sen
  • – Phần nhân 2: 4 tai nấm hương hoặc nấm rơm, 60g măng, 3 củ năn gọt vỏ, 40g cà rốt, 35g thịt nguội (jambon hoặc chả)
  • – Gia vị nấu gà: 15g tiêu xay, 5g tai vị (hoa hồi), 2,5ml xì dầu + 2,5 ml hắc xì dầu.

 

Cách làm gà nhồi rau củ thập cẩm đơn giản mà ngon:

Bước 1: Làm phần nhân 1:

Táo khoét bỏ hạt, hạt sen bỏ tâm bỏ vỏ, đem ngâm cùng với nếp, bobo trong 30 phút rồi xả nước cho sạch. Cho tất cả vào nồi cơm điện nấu chín hoặc hấp chín.

Bước 2: Làm Phần nhân 2:

Thịt nguội, carot, củ năn (mã thầy), măng, nấm thái thành viên vuôn nhỏ. Bắc chảo nóng cho ít dầu rồi cho các nguyên liệu này vào xào trong 5 phút, nêm tí muối cho vừa miệng.

Bước 3: Gà làm sạch, moi ruột. Trộn hai phần nhân lại với nhau, nhồi hết vào bụng gà.

Bước 4: Bắc nồi, đổ nước ngập 1/3 mình gà rồi nêm các thứ gia vị đã liệt kê ở đầu bài vào nấu sôi rồi mới cho gà vào, vặn nhỏ lửa đun 15 phút sau đó nấu cho sôi thêm 15-20 phút cho tới khi gà chín hoàn toàn. Trong khi nấu nhớ múc nước rưới lên mình gà cho ngấm.

 

 

Dọn ra ăn nóng.

Bảo Tọa (Cách làm món ăn ngon)

Read More...

Cách làm DẠ DÀY HẦM HỒI TIÊU mềm thơm dễ làm

Dạ dày hầm mềm với tiêu, hoa hồi sẽ là món ăn gây thích thú cho bạn vào ngày đông lạnh.

Nguyên liệu làm món ăn ngon dạ dày hầm tiêu hoa hồi:

  • – 400g dạ dày heo (1 cái)
  • – 3-4 bông hồi
  • – 1 muỗng canh tiêu xanh
  • – Dấm, ớt trái, gia vị
  • – Nước dừa tươi, không có thì dùng nước lọc.

Cách làm:

Bước 1:

– Dạ dày lợn làm sạch, để vô rổ rắc muối vào vò thật mạnh vào mặt rổ, để 3 phút cho ngấm rồi rửa lại thật sạch. Bắc nồi nước sôi pha 2 muỗng cafe dấm rồi cho dạ dày vào chần qua 3 phút, vớt ra lộn trái cạo nhớt rồi rửa sạch, để ráo.

Bước 2:

– Nhồi tiêu xanh và hồi hương vào dạ dày.

Bước 3:

– Bắc nồi cho vào 1 muỗng canh nước mắm, ớt trái tùy ăn, một muỗng súp đường trắng, 1 mcf muối, đậy nắp nấu sôi 5 phút.

Bước 4:

– Cho nước dừa hoặc nước lạnh xâm xấp mặt thịt, vặn lửa nhỏ, nêm nếm vừa miệng, đun riu riu 1-2 tiếng tới khi dạ dày mềm. Có thể dùng nồi áp suất ninh cho nhanh. Nếu dùng nồi thường thì nhớ trở qua trở lại cho dạ dày thấm đều gia vị, nêm nếm cho vừa miệng. Khi ăn xắt ra thành miếng vừa ăn. Ăn nóng.

Theo Cún Khang (cách nấu món ăn ngon)

Read More...

Cách làm GỎI LƯỠI LỢN CHUA CAY

Lưỡi heo giòn lật xật ngọt ngon là nguyên liệu ưa thích trong các món nhậu. Cách làm gỏi lưỡi heo chua cay sau đây sẽ mang lại một món “mồi” hấp dẫn cũng như món ăn cơm ngon miệng cho bữa ăn gia đình.

Nguyên liệu làm món ăn ngon món gỏi lưỡi heo chua cay:

 

  • 2 cái lưỡi heo
  •  hành tây: 1 củ, 1 nắm rau răm
  • Rau ngò, húng quế, 2 tép tỏi băm, 1 quả ớt băm

 

Nước trộn gỏi

  • – 3 thìa súp nước mắm ngon
  • – 2 thìa súp chanh
  • – 1 thìa súp giấm
  • – 1 thìa súp đường
  • 4-5 lá chanh

Cách làm món nhậu ngon GỎI LƯỠI HEO CHUA CAY:

 

Hành tây lột vỏ, bổ múi cau, ngâm nước cho bớt hăng rồi vớt ra bóp nhẹ, để ráo.

 

– Rau răm và rau húng, ngò rửa sạch thái nhỏ.

 

– Lá chanh rửa sạch, xắt sợi chỉ

Lưỡi heo rửa cho sạch, bắc nồi nước sôi pha dấm  cho lưỡi heo vào trụng cỡ 2-3 phút rồi lấy ra cạo lớp màng trắng trên mặt lưỡi. Đổ nước cũ thay nước mới, nấu sôi với củ hành. Lưỡi heo cạo xong rửa sạch lại rồi cho vào nồi luộc chín rồi vớt ra ngâm vào tô nước có vài viên đá lạnh cho tới khi nguội.

 

– Lưỡi heo nguội thì vớt ra thái miếng mỏng vừa ăn.

 

 

Pha nước gỏi: Nước mắm, đường, dấm, chanh hòa vào tô, nêm nếm vừa miệng. Cho tiếp tỏi, ớt và lá chanh thái sợi vào khuấy đều, nêm nếm coi đủ độ cay ngọt chua chưa.

 

Trộn gỏi

Lưỡi heo + hành tây + rau răm + rau húng + ngò + thơm các thứ … trộn vào một tô, rưới nước trộn gỏi trộn cho đều và thấm.

 

Vậy là xong món gỏi lưỡi heo thật đơn giản mà hấp dẫn.

Bảo Tọa (Cách làm món nhậu ngon)

Read More...

Bí quyết để luộc GÀ, VỊT và LỢN ngon như nhà hàng

Gà, vịt và lợn có lẽ là ba nguyên liệu thường gặp trong các món luộc. Thịt gà, vịt và lợn là loại thịt ngon tuy vậy không phải ai cũng nấu chúng thành món thịt ngọt, thơm và đủ kết cấu mềm thịt, chắc da… Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách luộc thịt gà, thịt vịt và thịt lợn thật ngon theo những bí quyết của người trong nghề bếp.

Cách luộc thịt heo trắng ngon, mềm thịt, chắc mỡ, giòn da

Thịt lợn là thực phẩm có mặt trong bữa ăn người Việt với tần suất cao nhất bởi đây là loại thịt dễ ăn và cũng dễ chế biến ra nhiều món. Thông thường, những con lợn khỏe mạnh thịt sẽ rất thơm và ngon. Tuy nhiên, chẳng may vì một lý do nào đó mà các chị em mua đúng miếng thịt có mùi hôi thì cũng đừng vội lo lắng mà hãy thử qua cách dưới đây.

Khi luộc, bạn cho vào nồi nước luộc một củ hành đập dập, hành sẽ giúp khử mùi thịt tốt. Ngoài ra, sau khi luộc thịt chín, có thể cho thêm vào vài giọt rượu trắng rồi vớt ra để ráo nước, thịt sẽ không còn mùi hôi nữa và thức ăn sẽ thơm ngon. Việc hớt bọt thường xuyên cùng giúp thịt sạch và đỡ hôi hơn.

Muốn giữ cho miếng thịt được trắng sau khi để ra không khí một thời gian, bạn có thể làm theo cách sau:

– Đun một nồi nước trong đó có bỏ một ít giấm và một ít muối, đợi nước sôi thì thả miếng thịt vào. Để sôi khoảng 3 phút thì đổ hết nước đó và rửa miếng thịt cho thật sạch.

– Đun lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Muốn biết thịt luộc chín chưa thì xiên đũa qua miếng thịt, nếu không thấy nước hồng chảy ra là thịt đã chín. Đem thịt luộc ra rửa lại bằng nước lạnh (nước đun sôi để nguội) là được..

Cách luộc gà ngọt thơm, thịt mềm da giòn vàng ươm

– Cho gà vào nồi ngay khi nước còn lạnh, như vậy thịt sẽ chín dần từ ngoài vào trong. Nếu để nước sôi mới cho vào, gà khó chín đều, da sẽ nứt.

– Nếu là gà đông lạnh, cần để rã đông hoàn toàn rồi mới luộc. Còn không, chẳng những bạn phải luộc rất lâu mà còn không biết khi nào thịt mới chín hẳn.

-Luộc một con gà nhanh nhất khoảng 20 phút (trung bình là 30 phút), nhưng để gà chín đều, da vàng óng phải mất khoảng 45-60 phút (để lửa nhỏ).

– Khi nước đã sôi, nên vặn nhỏ lửa, vì nếu để sôi sùng sục, phần thịt ở đùi sẽ co lại, mất thẩm mỹ. Sau khi nước sôi khoảng 5 phút, bạn vặn nhỏ gas hết cỡ, để trong 5 phút nữa rồi tắt và đậy vung kín chừng 20 phút. Có thể dùng đũa xiên vào thịt gà, nếu đũa đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín.

– Để gà luộc trông mọng, màu da tươi tắn thì sau khi vớt ra nên nhúng ngay vào nồi nước sôi để nguội, nước lạnh càng tốt. Đến lúc gà nguội hẳn mới lấy ra đĩa. Nếu không, da gà sẽ bị khô và xỉn màu.

– Để gà có màu vàng bóng căng mượt, chúng ta dùng nghệ, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với mỡ gà đã thắng rồi quét một lớp lên da trông sẽ rất hấp dẫn

Cách luộc thịt vịt mềm, ngọt, không hôi.

– Thịt vịt thường có mùi hôi vì thế trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn. Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.


– Điều kiện đầu tiên là phải chọn được con vịt ngon, không già. Tuy nhiên, cách luộc cũng rất quan trọng.
Bạn không cần phải ninh vịt thật lâu vì như vậy, thịt có mềm nhưng sẽ không ngon do chất ngọt đã thôi ra nước. Thay vì thế, hãy cho con vịt vào nồi khi nước đã sôi sùng sục (khác với thịt gà là cho vào nồi nước lạnh đun nóng dần, do da gà mềm, mỏng, rất dễ bị bục). Chỉ cần đun đến khi chín tới (dùng đũa xiên qua được mà nước đỏ không ứa ra nữa) là vớt ra chặt ăn luôn, thịt sẽ rất mềm (trong khi thịt gà không chặt khi nóng vì miếng thịt sẽ nát do mềm quá). Nếu chưa ăn thì chỉ tắt bếp chứ không vớt vịt ra.

– Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc.

– Nếu bạn mua phải con vịt già, dai thì cũng có cách luộc làm nó mềm hơn. Đơn giản nhất là sau khi vịt chín tới, bạn không vớt ra mà tắt bếp, tiếp tục để vịt trong nồi cho đến khi nguội. Hoặc vài chục phút trước khi làm thịt vịt, bạn đổ vào miệng vịt một chén rượu. Một số người giảm độ dai cho vịt già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Một số khác lại cho vào nồi luộc vài con ốc hoặc ít tủy lợn, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.

 

Theo CÁCH LÀM MÓN ĂN NGON

Read More...

Cách nấu VỊT NẤU SA TẾ NƯỚC DỪA

Vịt nấu sa tế nước cốt dừa hay còn gọi là vịt giả cầy kiểu nam bộ tuy có cách làm khá cầu kì, nhưng bù lại bạn sẽ có được một món ăn hấp dẫn để đãi bạn bè, người thân trong các bữa sum họp ấm cúng.

Chuẩn bị nguyên liệu làm vịt giả cầy kiểu nam:

  • Vịt cỏ: 1 con
  • Nước cốt dừa: 1 chén, nước dảo dừa: 1 chén. Bạn có thể lấy cơm dừa già cho vào túi vải vắt ra nước cốt dừa, sau đó nhúng thêm nước sôi vắt tiếp ra nước dão dừa.
  • Nước của 1 trái dừa tươi
  • 4 thìa canh đậu nành rang vàng rồi xay nhuyễn như thính.
  • Lạc rang vàng, giã nát
  • Nửa lạng tương hột, bỏ bớt nước, hạt tương dằm ra.
  • Gia vị: 3 thìa canh đường + 2 thìa canh muối + 4 thìa canh hạt nêm + 2 thìa canh sả ớt bằm nhuyễn + 1 hũ sa tế + 2 thìa nhỏ cà ri, dầu màu điều + tỏi băm, ngò rí.
  • Ăn kèm cơm, bún hoặc bánh mì

Các bước làm món ngon VỊT GIẢ CẦY kiểu Nam:

1. Vịt mua về  làm sạch lông rồi ngâm muối pha dấm chừng 5 phút,  chà miếng gừng lên mình vịt rồi rửa sạch để ráo, chặt miếng to.

2. Vịt đem ướp với đậu nành rang giã nát + phân nửa lượng tương hột đã chuẩn bị + dầu màu điều + cà ri + đường + muối + hạt nêm… trong 15 phút cho thấm.

3. Bắc chảo sâu hoặc nồi cho tỏi vào phi thơm, xào vịt cho săn thịt rồi cho nước dão và nước dừa vào nấu cho tới khi vịt mềm, sánh nước lại, cho tiếp phân nửa chén nước cốt dừa vào vặn lửa riu riu .

4. Pha nước chấm: ớt và sả băm đem xào với phần tương còn lại cùng với chút nước cốt dừa, nêm nếm cho vừa ăn.

5. Khi ăn múc ra tô, rắc ngò, đậu phộng rang. Ăn nóng với bún, cơm hoặc bánh mì.

Bảo Tọa (cách làm vịt ngon)

Read More...

Cách làm VỊT HẦM MĂNG KHÔ ngọt ngon nóng hổi

Vịt hầm măng khô là món ăn ngon miệng với vị ngọt thấm thía của măng quyện với thịt vịt. Món này có thể ăn cùng bún, miến hoặc cơm đều rất ngon.

Nguyên liệu làm món THỊT VỊT HẦM MĂNG KHÔ ngon:

– Vịt bầu: 1/2 con
– Măng khô: 2 lạng
– Mỡ hoặc dầu, hành lá, ngò, tiêu, muối, nước mắm.

Cách làm món ngon VỊT HẦM MĂNG KHÔ

– Vịt mua về làm sạch, lấy miếng gừng chà xát lên mình vịt. Chặt vịt ra thành miếng to cỡ bao diêm.

– Măng khô luộc qua 3-4 nước cho nở mềm, ra chất bẩn và màu vàng, luộc xong thì rờ từng miếng, bóp thấy chỗ nào mềm non thì giữ lại, chỗ nào già cứng thì cắt bỏ đi.
– Xắt măng thành miếng dài khoảng 4-5 phân, rộng chừng 2-3 phân.


– Bắc nồi chế nước vào để nấu nước dùng. Cho vịt vào nấu sôi, hớt bọt, vặn nhỏ lửa lại ninh cho vịt mềm đều. Khi nấu hớt bọt. Nêm nếm vừa ăn.
– Vịt nềm rồi cho măng vào nấu cùng, nêm nếm lại lẫn nữa. Cuối cùng cho hành lá thái nhỏ vào, khi ăn rắc thêm ngò, tiêu.
– Ăn nóng với bún, miến hoặc cơm đều ngon.

Bảo Tọa (cách làm món ăn ngon)

Read More...